SKKN Tạo hứng thú cho học sinh học môn Ngữ Văn thông qua tổ chức hoạt động khởi động tại Trường PT Năng Khiếu TDTT
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặc biệt đề cao đến tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Trong quá trình dạy học, học sinh được đặt vào trung tâm của hoạt động học. Việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh là điều cực kì quan trọng và cần thiết. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra với nền giáo dục nước nhà. Nhiều thầy cô giáo đã rất có ý thức bồi dưỡng, nâng cao đổi mới phương pháp dạy học tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh. Dạy học trò không có hứng thú cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi. Bởi vậy, bài toán đặt ra là: người thầy cần làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, lôi cuốn các em vào bài học? Người thầy phải làm gì để “thắp lửa đam mê”? Nhất là đối với môn học Ngữ văn, chỉ có niềm đam mê mới đưa các em khám phá đến tận cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương.
Hoạt động khởi động bài học là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học nhằm giúp học sinh huy động những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm... của bản thân. Tại sao cần có hoạt động này? Việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có trước đó của người học, giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học; tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Để tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo được đam mê khám phá tìm tòi trong các tiết học, bài học, người giáo viên cần phải biết tạo ấn tượng, tạo đam mê ngay từ đầu tiết học cho các em.
Hoạt động này thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tâm thế học tập, hứng thú với các hoạt động phía sau của bài mới thậm chí là kết thúc bài học. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, rất cần sự đam mê, hứng thú. Có hứng thú, các em mới khám phá được tận cùng vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương, của những bài Tiếng Việt hay Tập làm văn. Hứng thú cũng là khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển năng lực, nhân cách của học sinh, để các em làm người và chinh phục ước mơ. Học sinh của trường Phổ thông Năng khiếu Thể dục Thể thao Nghệ An là các em vận động viên thể thao, năng động, nhanh nhẹn nhưng thường xuyên phải tập luyện vất vả, thi đấu dài ngày với nhiều áp lực thành tích nên ít có thời gian để học tập và chuẩn bị bài. Các em đến lớp luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, chán học. Và môn văn trở thành môn học ru ngủ của nhiều em. Vì vậy, việc khởi động, tạo không khí và sự hứng khởi cho học sinh trước giờ học là việc làm vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của tiết dạy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tạo hứng thú cho học sinh học môn Ngữ Văn thông qua tổ chức hoạt động khởi động tại Trường PT Năng Khiếu TDTT

iệu giáo viên sử dụng các hình thức khởi động 80 20 Thường xuyên Không thường xuyên Ít sử dụng 42 Biểu đồ so sánh số liệu giáo viên sử dụng các hình thức khởi động trong các năm học: 2021-2022 và 2022-2023 Bảng 2: Khảo sát số liệu học sinh yêu thích, hứng thú với môn học Đối tượng khảo sát MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VỚI GIỜ NGỮ VĂN KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Rất thích Thích Bình thường Không thích Lớp Sĩ số Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 6A 21 5 23,81% 15 74,43% 1 4,76% 0 0% 9A 22 5 22,72% 14 63,64% 2 9,09% 1 4,54% 10B 26 8 30,77% 14 53,85% 4 15,38% 0 0% 11A 31 9 29,03% 16 51,61% 4 12,90% 2 6,45% 12B 28 8 28,57% 17 60,71% 2 7,14% 1 3,57% Tổng số 128 học sinh 35 76 13 4 Tỉ lệ (%) 27,34% 59,38% 10,16% 3,12% Biểu đồ khảo sát mức độ hứng thú của học sinh sau khi áp dụng đề tài 43 Biểu đồ so sánh năm mức độ hứng thú của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài Bảng 3: Khảo sát so sánh học sinh về hoạt động mở đầu tiết học năm 2022 và2023. TT Nội dung khảo sát Số lượng HS khảo sát (128) năm 2022 Tỉ lệ Số lượng HS khảo sát (128) năm 2023 Tỉ lệ 1 Em có học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp không? Thường xuyên 20 15,62% 80 62,5% Thỉnh thoảng 60 46,88% 20 15,62% Không chuẩn bị 48 37,5% 18 14,06% 2 Em có quan tâm đến khởi động tiết học không? Rất quan tâm 43 33.6% 86 67.2% Ít quan tâm 58 45.3% 30 23.4% Không quan tâm 27 21.1% 12 9.4% 3 Khởi động có giúp em định hướng được kiến thức mới cần hình thành không? Định hướng tốt 15 11.7% 116 90.6% Chưa rõ ràng 58 45.3% 12 9.4% Không định hướng được 55 43% 0 0 4 Em có chủ động tìm hiểu kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động khởi động? Có 25 19.5% 110 85,94% Không 103 80.5% 18 14,06% 5 Giữa việc giáo viên dẫn dắt để vào 44 bài(A) và tổ chức các hoạt động khởi động(B) như trò chơi, xem video, hình ảnh, hát...thì em thích cách nào hơn? Cách A 7 5.5% 0 0 Cách B 121 94.5% 128 100% 6 Giáo viên thường dùng hình thức nào để tạo tâm thế cho bài học? Tổ chức thành hoạt động 25 19.5% 103 80,47% Dẫn dắt 98 76.6% 20 15,63% Cách khác 5 3.9% 5 3.9% 7 Người thực hiện khởi động trong lớp em là ai? Giáo viên 25 19.5% 13 10.2% Học sinh 98 76.6% 10 7.8% Giáo viên kết hợp với học sinh 5 3.9% 105 82% Nhận xét: Qua các bảng khảo sát và biểu đồ trên, tôi nhận thấy: Sau khi vận dụng các hình thức khởi động trước giờ học ngữ văn mà tôi đưa ra, không những gây được sự chú ý, hứng khởi với các em HS thể thao, mà còn thay đổi ý thức sử dụng phương pháp dạy học tích cực của giáo viên trong nhóm Ngữ văn. Cụ thể, nếu đầu năm học 2021-2022, không có GV nào thường xuyên khởi động, chỉ 2/5 (40%) GV không thường xuyên và 3/5 (60%) GV ít sử dụng, thì đến giữa HK 2 năm học 2022-2023, tỉ lệ lần lượt là 4/5 GV thường xuyên khởi động giờ học (chiếm 80%); 1 GV không thường xuyên vì lí do khách quan (chiếm 20%). Đây chính là cơ sở để người viết tin vào sự thành công của đề tài có thể áp dụng rộng rãi. Qua thực tế áp dụng những giải pháp trên vào soạn giảng và thực dạy trên lớp, tôi nhận thấy thiết kế một hoạt động khởi động đã không còn quá khó, mất quá nhiều thời gian như trước nữa, đồng thời kết quả học tập ở học sinh cũng tốt hơn. Không còn tình trạng uể oải, nói chuyện, chạy lộn xộn, nằm ngủ, sử dụng ĐTDĐ đầu mỗi giờ ngữ văn. Trước khi áp dụng đề tài, tỉ lệ HS yêu thích và hứng thú rất thấp, chỉ 11,71 % (2022). Sau khi GV tích cực sử dụng các hình thức khởi động, mức độ yêu thích đã tăng lên trên 80% (năm 2023) Các em có hứng thú học tập, có ý thức chuẩn bị bài ở nhà (từ 15,62% năm 2022 lên 62,5% năm 2023), sôi nổi hào hứng giơ tay phát biểu, ghi chép bài khá đầy đủ và nêu vấn đề mà các em còn thắc mắc góp phần xây dựng nội dung bài học tốt hơn. (Minh chứng ở phụ lục 3) Từ đó, đã phát triển khả năng tư duy, năng động sáng tạo và tích cực học tập ở học sinh cũng như hình thành các năng lực phẩm chất người học. Đặc biệt, các em có lòng say mê, yêu thích môn Văn hơn. Kể cả các em VĐV đang bận tập huấn, thi đấu cả ngày rất mệt mỏi, nhưng buổi đêm vẫn rất hào hứng học olline 45 Các em VĐV 12 đang chăm chú theo dõi video khởi động tiết 2 bài Vợ chồng A Phủ Không những thế, giờ học không còn căng thẳng, nặng nề mà tràn ngập tiếng cười, của cô trò. Thậm chí, có những giờ ngữ văn học vào cuối buổi, nhưng tinh thần học của các em bị “ phê bình” là “ huyên náo quá mức”. Và chuyến biến rõ rệt nhất là chất lượng bài kiểm tra của học sinh đã được nâng cao hơn ở các lớp thường xuyên sử dụng các hình thức khởi động tích cực: 6A, 9A, 12B .. (Minh chứng ở phần Phụ lục 4) Các hình thức khởi động của đề tài còn là gợi ý cho việc thiết kế hoạt động khởi động ở các tiết ngoại khóa, các tiết dạy kĩ năng sống, các chương trình: An toàn giao thông, Rung chuông vàng, kĩ năng sống của Đoàn thanh niên và Công đoàn trường PT NK TDTT Nghệ An (Minh chứng ở phần phụ lục 5) Do vậy, có thể kết luận: Sáng kiến hoàn toàn có khả năng áp dụng và đem lại hiệu quả trong dạy học Ngữ văn và các hoạt động khác trong nhà trường.. 46 PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài: Giảng dạy bộ môn Ngữ văn, đặc biệt dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học lại không hề đơn giản. Vì thế giữ được “lửa” trong mỗi giờ lên lớp hay sự say sưa tiếp nhận sáng tạo của học sinh là yêu cầu then chốt của vấn đề. HS sau các hoạt động theo phương pháp định hướng phát triển năng lực, sẽ được tự tìm tòi, khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức bên cạnh sự định hướng của GV và tham gia hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôiđể tạo ra những sản phẩm học tập thực sự qua trao đổi, hợp tác và cảm thụ thẩm mĩ. Với cách tổ chức hoạt động khởi động như thế này gần như không có chỗ cho những học sinh chây lười, ngủ trong giờ, đối phó, sử dụng điện thoại, ăn vặt... 2. Khả năng triển khai áp dụng của giải pháp: - Việc tổ chức các hoạt động khởi động có thể được áp dụng trong tất cả các tiết học trong chương trình Ngữ Văn của tất cả các khối, các lớp: Từ khối 6- khối 12 - Có thể sử dụng để tạo hứng thú các tiết sinh hoạt ngoại khóa. - Áp dụng trong việc tổ chức các sân chơi khoa học xã hội. - Sáng kiến hoàn toàn có thể sử dụng với tất cả các lớp học, các đối tượng học sinh khác nhau, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhiều nhà trường. - Giải pháp đề cập đến một trong những yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà: Chú trọng vào 4 hoạt động trong tiến trình 1 bài dạy. Và nó cũng đang là những giải pháp chủ đạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Vì vậy, việc áp dụng và mở rộng biện pháp là hoàn toàn có thể thực hiện ở tất cả các trường trong cả nước, với tất cả các đối tượng học sinh. 3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng biện pháp: - Việc tổ chức các hoạt động khởi động có thể được áp dụng trong tất cả các tiết học trong chương trình Ngữ Văn THCS của tất cả các khối, các lớp, với thời lượng từ 5- 10 phút trước mỗi tiết học. - Có thể áp dụng với các hoạt động ngoại khóa: kĩ năng sống... - Để thực hiện tốt các tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo các hoạt động khởi động: + GV phải tìm hiểu và nắm bắt được các hoạt động khởi động nào thích hợp để áp dụng cho từng bài học cụ thể: Đọc - Viết - Nói và nghe - Thực hành tiếng Việt + Chuẩn bị đồ dùng dạy học thật tốt: máy chiếu, tranh ảnh, video, hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, diễn kịch, bài hát + Phân công chuẩn bị cho hoat động chu đáo, cụ thể tới HS để tránh sai sót. 47 + GV cần tìm hiểu và nắm bắt thông tin kịp thời về cơ sở vật chất, học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp, linh hoạt, hiệu quả. + Thiết kế sinh động, đa dạng nhưng phải dự kiến được các tình huống có thể xẩy ra trong quá trình dạy học trên lớp để có phương án xử lí, tránh mất quá nhiều thời gian chỉ dành cho hoạt động khởi động, tránh việc để học sinh ồn ào, lộn xộn, ảnh hưởng đến các lớp khác. + Cần rút kinh nghiệm sau khi kết thúc hoạt động lên lớp để đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của phương pháp khởi động với việc giải quyết nội dung bài học. Đưa ra điều chỉnh hoặc tìm kiếm hình thức khác nếu thấy hợp lí hơn. - Lưu ý: Quá trình tổ chức có thể gây hưng phấn quá khích làm ồn ào náo loạn lớp học. Nếu GV không có kĩ năng quản lí điều tiết, sẽ khiến tiết học mất nhiều thời gian cho việc khởi động, ảnh hưởng đến 3 hoạt động sau. Hơn nữa, để thiết kế 1 hình thức khởi động phù hợp với bài dạy, gây được hứng thú cho học trò vốn thừa thãi các trò giải trí hiện nay, đòi hỏi GV phải yêu nghề, tâm huyết, phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc. 4. Những kiến nghị, đề xuất để khai, ứng dụng biện pháp vào thực tiễn Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề chính yếu để nâng cao chất lượng dạy học, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cụ thể như sau: Đối với Tổ/ nhóm chuyên môn Tăng cường dự giờ thăm lớp, tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Áp dụng các sáng kiến hay, có chất lượng, có tính khả thi vào việc dạy học tại trường, nhất là áp dụng vào giảng dạy các bộ môn trong tổ. Hỗ trợ thành viên trong tổ chuẩn bị phương tiện, đồ dùng trước mỗi giờ lên lớp, nhất là các tiết thao giảng. Tổ chức đánh giá thời để giáo viên rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy Đối với Lãnh đạo nhà trường Quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng giáo dục 2 mặt của học sinh: tăng cường các hoạt động trải nghiệm và sáng tạo cho học sinh; chuẩn bị tốt hơn nữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy dạy học để giáo viên có điều kiện tốt nhất lên lớp. Lên kế hoạch phối hợp với CLB Sông Lam NA, Trung tâm HL -Thi đấu TDTT tăng cường kiểm tra ý thức, nề nếp học tập của các em VĐV, kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở 1 tháng 2 lần, nhằm rèn luyện ý thức chuẩn bị bài, học bài ở nhà, để việc học tập ở trường đạt hiệu quả. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Tổ chức nhiều lớp tập huấn để thầy cô được trao đổi, bồi dưỡng về chuyên môn, phương pháp nghiệp vụ sư phạm 48 Công bố rộng rãi các SKKN có chất lượng để giáo viên trong tỉnh học tập, áp dụng vào hoạt động giảng dạy Quan tâm hơn đến đối tượng học sinh là VĐV thể thao, để hỗ trỡ, giúp đỡ nhà trường, giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy. Xem xét định mức tiết dạy hiện nay cho trường PT NK TDTT Nghệ An, vì trường đặc thù, nhưng định mức tiết dạy của Gv vẫn 17 tiết/tuần; trong khi, giáo viên phải đảm đương 2 cấp học: THCS, THPT với 7 khối lớp : Từ khối 6- Khối 12. Trong khi đó, việc thực hiện CT GDPT 2018 với trường hiện rất khó khăn vì HS ít có thời gian cho việc chuẩn bị bài ở nhà; cơ sở vật vật chất chưa đảm bảo. Đối với các trường PT khác, cả tổ, cả nhóm cùng nghiên cứu tối đa: 1 đến 2 giáo án mới, nhưng với giáo viên trường, hiện có 5 GV ngữ văn, phải nghiên cứu 3 giáo án mới 6,7,10; sắp tới thêm giáo án 8,11 nên vô cùng vất vả. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của Ban giám khảo, các đồng nghiệp để SKKN của tôi hoàn thiện hơn, phục vụ hiệu quả hơn cho việc giảng dạy. 49 PHẦN IV. PHỤ LỤC Phụ lục 1: 1. Đường link khảo sát học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài - tJgyZLDaqnyR3Wzl3TGjDVZhGjQUeXEZa-GoM8ABplg/viewform?usp=sf_link 2. Bảng khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài TT Nội dung khảo sát Lựa chọn 1 Việc sử dụng các hình thức khởi động đầu tiết Ngữ văn để tạo sự hứng thú cho HS có cấp thiết không? Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 2 Với đối tượng HS trường NK TDTT Nghệ An, việc sử dụng các hình thức khởi động đầu tiết Ngữ văn để tạo sự hứng thú có cấp thiết không? Rất cấp thiết 50 Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 3 Việc áp dụng các hình thức khởi động trong các tiết học Ngữ văn tại trường PT NK TDTT Nghệ An có khả thi không? Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 4 Việc áp dụng các hình thức khởi động của đề tài vào các chương trình ngoại khóa, kĩ năng sống, chuyên đề khác để tạo hứng thú cho HS có khả thi không? Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi -Link khảo sát: o3Np0lxa-El8jEa9smyTDwQ/viewform?usp=sf_link 51 Phụ lục 2: Một số hình ảnh về thực trạng học môn ngữ văn trước khi thực hiện đề tài HS khối THPT không tập trung nghe giảng Khối THCS ngủ li bì, quên trời quên đất! 52 Phụ lục 3: Một số hình ảnh về hoạt động dạy và học sau khi thực hiện đề tài Chăm chú theo dõi Hăng say phát biểu 53 Nỗ lực không ngừng Tự tin thể hiện mình 54 Giờ học nhiều niềm vui Kiểm tra nghiêm túc 55 Phụ lục 4: Sự chuyển biến về học lực môn Văn ở các lớp áp dụng thường xuyên hoạt động khởi động (Khảo sát 6A, 9A, 12B) HỌC LỰC CỦA HS TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HỌC LỰC CỦA HS SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Có thể thấy, sau khi áp dụng đề tài, tỉ lệ HS Trung bình và dưới trung bình đã giảm mạnh, từ trên 50% năm 2022, xuống còn dưới 30% Năm 2023. Trong khi đó, tỉ lệ HS khá giỏi ở cả 3 lớp được khảo sát đều tăng từ 20% (2022) lên 70% (năm 2023). Những con số đã thể hiện rõ được tính ưu việt của đề tài trong giảng dạy môn học Ngữ văn tại trường PT NK TDTT Nghệ An. 28.57 47.62 23.81 0 31.82 50 18.18 0 17.86 53.57 28.57 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 LỚP 6A LỚP 9A LỚP 12B Dưới trung bình Trung bình Khá Giỏi 56 Phụ lục 5: Một số hình ảnh vận dụng các hình thức khởi động của đề tài vào các hoạt động khác ngoài môn Ngữ văn Trò chơi nhìn hình đoán tình huống khởi động trong buổi dạy kĩ năng sống cho HS khối cấp 3 của trường. Khởi động bằng trò chơi giải ô chữ của các giáo viên nhà trường trước 1 buổi sinh hoạt chuyên môn 57 Khối 6 tham quan bảo tàng và được khởi động bằng câu hỏi: nhận diện dân tộc qua trang phục của người nộm 58 PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn, NXB Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2017. 2.Giáo dục kỹ năng sống ở trường Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2016. 3. Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, xuất bản năm 2020. 4.Tài liệu Chương trình Giáo dục Phổ thông mới (Lưu hành nội bộ). 5. Tài liệu tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống môn Ngữ văn. 6. Mạng Internet. Một số trang WEB như: - (bách khoa toàn thư Việt Nam) mục Văn học. - - - - - Trang web: Cẩm nang và chiến lược dành cho người học 7. Sách giáo khoa, sách giáo viên: Ngữ văn 6, Ngữ văn 7, Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức 8. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8, Ngữ văn 9, Ngữ văn 11, Ngữ văn 12 (Chương trình 2006 - BGD, ĐT) 9. Tìm hiểu chương trình GDPT Chương trình tổng thể của Bộ GD & ĐT tháng 10/2019 10. Các đóng góp, ý kiến của 4 đồng nghiệp nhóm Văn, các GV bộ môn khác đã và đang giảng dạy trong Trường, trong Tỉnh Nghệ An.
File đính kèm:
skkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_hoc_mon_ngu_van_thong_qua_to.pdf