SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập Ngữ Văn thông qua phương pháp tổ chức trò chơi
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.Với bộ môn Ngữ văn, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những việc làm rất cần thiết tạo hứng thú cho học sinh. Một trong số những phương pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi.Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: Giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ đạt hiệu quả tối ưu.
Đối với học sinh trung học cơ sở thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể thiếu. Nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn Ngữ văn sẽ làm tăng thêm sự thích thú, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua môn Ngữ văn. Qua nhiều năm dạy học, tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng đặc biệt là những tiết ôn tập. Để khắc phục tình trạng này tôi chọn đề tài:“Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập Ngữ văn thông qua phương pháp tổ chức trò chơi”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập Ngữ Văn thông qua phương pháp tổ chức trò chơi

cách tổ chức cho HS tham gia các trò chơi trong dạy học Ngữ văn sẽ góp phần tạo hứng thú cho HŠ trong học tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong trường THCS. 2.Cơ sở thực tiễn Việc tạo cho học sinh có hứng thú và yêu thích văn học, đặc biệt tạo hứng thú cho tiết ôn tập càng khó khăn hơn. Bởi vậy việc tổ chức trò chơi lồng ghép trong tiết ôn tập sẽ góp phần tạo không khí mới, giúp xóa tan sự nhàm chán, nặng nề như một số tiết ôn tập trước đây. Đặc biệt phát huy tối đa vai trò tích cực của người học, không chỉ giúp học sinh tham gia vào trò chơi một cách tự tin mà còn lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng. 3.Thực trạng 3.1. Thuận lợi Có sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục từ bộ giáo dục, sở giáo dục đến phòng giáo dục và các nhà trường. Trường đã mua thêm nhiều trang thiết bị như ti vi, máy tính phục vụ cho việc dạy học. Đặc biệt trong các tiết ôn tập, hội đồng bộ môn huyện yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin.Việc sử dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy là một thuận lợi cho giáo viên trong việc sử dụng phương pháp trò chơi đạt hiệu quả. 3.2. Khó khăn Đại thi hào văn học M.Gor-ki: "Văn học là nhân học", vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ thiếu sự thích học môn Ngữ văn. Thực trạng này lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy, chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy Ngữ văn - học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học, thiếu tập trung của học sinh, cụ thể là: - Học sinh thờ ơ với môn Ngữ văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học môn Ngữ văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy Ngữ văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển môn Ngữ văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác. Thậm chí có những phụ huynh còn định hướng khối A cho con ngay từ bậc tiểu học. - Khả năng trình bày: Khi HS tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: Dùng từ sai, viết câu sai, mắc lỗi chính tả, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng.. - Khi các em trình bày một vấn đề trước đám đông thì thường tỏ ra lúng túng, thiếu sự mạnh dạn. Lập luận lủng củng không logic, rụt rè, sợ sệt. - Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn. - Đời sống kinh tế của người dân trên địa phương chưa thực sự ổn định, phụ huynh dành phần lớn thời gian cho việc làm kinh tế nên ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình. Các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học. - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập. Trên thực tế đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Giáo viên không ngừng đổi mới phương pháp dạy học để mỗi giờ học Ngữ văn không trở nên nhàm chán, tẻ nhạt.Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau: - Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. - Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. Chính vì lẽ đó, trong một số tiết dạy, một vài em cảm thấy mệt mỏi, chán nản không muốn tiếp thu bài. Đặc biệt với tiết ôn tập, càng thể hiện rất rõ sự mệt mỏi đó. 3.3. Giải pháp 3.3.1 Đối với giáo viên Trong quá trình giảng dạy giáo viên đôi khi còn nặng vấn đề cung cấp kiến thức nên bài dạy thường rất nặng nề. Cho nên dẫn đến hiệu quả của việc tiếp thu bài của học sinh chưa cao. Đặc biệt là với tiết ôn tập lượng kiến thức nhắc lại quá nhiều Yêu cầu học sinh nhắc lại sẽ gây cảm giác mệt mỏi, sợ sệt hơn. Bởi vậy áp dụng những trò chơi vào các tiết dạy học ôn tập Ngữ văn, giáo viên cần thấy rằng: Trò chơi là một hoạt động không những bổ trợ củng cốthêm kiến mà còn rèn kỹ năng thông qua các hoạt động, gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Trò chơi cũng là phương pháp tăng cường sự phấn đấu học tập tích cực trong từng cá nhân hoặc trong nhóm học sinh. Tổ chức trò chơi theo nhóm còn giúp tăng cường hoạt động làm việc nhóm, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Trong quá trình tiến hành không nên mất quá nhiều thời gian chuẩn bị trò chơi, ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Nên sử dụng công nghệ thông tin khi dạy tiết ôn tập để khái quát bài học nhanh và có thể sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho trò chơi. Những nội dung trong trò chơi phải liên quan đến kiến thức bài học. Đưa cả những em học yếu vào chơi nhằm kích thích việc học tập của em. Để việc dạy học tiết ôn tập có hiệu quả đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh, kết hợp phương pháp trò chơi gây hứng thú cho học sinh, giáo viên nên tiến hành các bước sau: Bước 1: Cho học sinh một tâm thế thoải mái trong khi chơi. Bước 2: Giáo viên giới thiệu trò chơi, và thể lệ. Bước 3: Có thể có món quà nhỏ cho đội chiến thắng. 3.3.2 Đối với học sinh Chuẩn bị tốt bài ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên để nắm chắc kiến thức Rèn kỹ năng giao tiếp, tư duy, phản ứng nhanh. Các em được rèn khả năng quyết định lựa chọn các phương án đúng, cách giải quyết tình huống hợp lí. Chú ý theo sự hướng dẫn của giáo viên tránh làm ồn ào ảnh hưởng đến lớp khác. 3.4 Hình thức sử dụng trò chơi Trong các tiết ôn tập với giáo viên thường có cảm giác căng thẳng, vì không chỉ là thái độ hợp tác chưa tích cực của học sinh mà do lượng kiến thức ôn tập quá nhiều . Khái quát nội dung cần có tính hệ thống trong khi đó vai trò của người giáo viên trong tiết học thường là người tổ chức định hướng. Bởi vậy, có lẽ tối ưu nhất trong những tiết học là lồng ghép các trò chơi vào bài giảng, tạo tâm thế tích cực cho người dạy người học. Việc tổ chức các trò chơi trong tiết Ngữ văn hiện nay rất đa dạng và khá phong phú với nhiều trò chơi khác nhau như: Giải ô chữ, rung chuông vàng, tiếp sức, ai nhanh hơn, nhìn tranh đoán văn bản, đuổi hình bắt chữ Hình thức là trò chơi theo nhóm, hay cá nhân Từ nhiệm vụ cụ thể của tiết học mà giáo viên lựa chọn trò chơi nào cho phù hợp để truyền tải kiến thức tốt nhất, trò chơi không quá phức tạp mang tính đánh đố học sinh. Trò chơi cũng cần phù hợp với thời gian và không gian lớp học. Thực hiện trò chơi nào giáo viên cần lựa chọn nội dung câu hỏi, tranh ảnh.. Hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị cụ thể, khuyến khích sự sáng tạo của các em. Trước khi diễn ra mỗi trò chơi giáo viên cần phổ biến thể lệ và những quy định cụ thể. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo viên có thể có sự gợi mở hoặc với những trò chơi tập thể như trò chơi ai nhanh hơn, rung chuông vàng, giải ô chữcần có sự bao quát, tránh lặp lại chỉ có ở mỗi học sinh.Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong một tiết dạy, đòi hỏi giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp. Một số trò chơi có thể sử dụng phù hợp vào tiết ôn tập: 1. Trò chơi khởi động: “Nhìn tranh đoán văn bản” Hình thức: Trên máy chiếu giáo viên đưa ra những bức tranh có hình ảnh liên quan, tới một số văn bản đã học. Học sinh nhìn vào tranh đoán tên văn bản, từ đó giáo viên dẫn dắt vào tiết ôn tập. 2. Trò chơi: “Tiếp sức” Hình thức: Hoạt động nhóm thông qua kiến thức đã chuẩn bị và thể hiện trên máy chiếu, nhiệm vụ của mỗi nhóm, sẽ phải nhớ và ghi lại đúng nội dung kiến thức đã học. Hết thời gian học sinh dưới sẽ điều chỉnh những sai sót, cùng giáo viên chốt đáp án. 3. Trò chơi: “Nhìn hình đoán chữ” Hình thức: Mỗi cá nhân phát hiện những từ khóa thông qua mũi tên chỉ vào bức tranh và số chữ cái. Đáp án của bức tranh có các từ khóa,dựa vào từ khóa trên cuối cùng học sinh sẽ tìm ra từ khóa cho trò chơi. 4. Trò chơi: “Ai giỏi hơn ”. - Chuẩn bị ở nhà bằng cách photo những mẫu tranh có trong sách giáo phần văn bản. Giáo viên cắt những tranh đó thành nhiều mảnh khác nhau. - Sau mỗi mảnh của mẫu tranh giáo viên dán keo hai mặt để học sinh tiện trong việc ghép tranh. - Cách chơi: + Giáo viên chia 8 nhóm ngẫu nhiên mỗi nhóm có một đội trưởng. + Giáo viên phát cho mỗi nhóm một mẫu tranh đã cắt rời (như đã chuẩn bị ở nhà). + Thời gian 3 đến 5 phút yêu cầu học sinh ghép hoàn chỉnh bức tranh đó. + Giáo viên gọi đại diện nhóm thuyết minh về mẫu tranh mà nhóm vừa hoàn thành cho cả lớp nghe. 5. Trò chơi “diễn hoạt cảnh- kịch” Hình thức: Mỗi nhóm chọn cho mình một sự việc trong các văn bản ôn tập để diễn hoạt cảnh. Sau khi diễn xong – bình chọn nhóm làm tốt nhất. 6. Trò chơi: “Đọc thơ” Hình thức: Chia lớp làm hai đội. Bốc thăm bài thơ được đọc và đội được đọc trước. Học sinh vừa đọc xong thì có quyền chỉ định một bạn bất kỳ trong nhóm khác đọc tiếp các câu còn lại của bài thơ. Tương tự thực hiện cho đến khi hết bài thơ hoặc có yêu cầu dừng của giáo viên. Bạn nào đọc sai sẽ làm một hoạt động do lớp hoặc giáo viên yêu cầu. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Phương pháp sử dụng trò chơi khi giảng dạy còn đang khá mới mẻ đối với mỗi giáo viên Ngữ văn. Tuy nhiên qua việc áp dụng vào bài dạy ôn tập, tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Các em không còn biểu hiện của sự mệt mỏi nhàm chán mà thay vào đó là sự sôi nổi hơn, yêu thích hơn với môn học này. Đặc biệt với những em yếu kém, cũng có sự hào hứng hơn. Chất lượng môn Ngữ văn nhờ đó mà tăng lên đáng kể. Mặc dù trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cũng nhận thấy còn một số thiếu sót, hạn chế khi áp dụng các hình thức trên. Bởi kinh nghiệm trên chỉ mang tính chủ quan của cá nhân tôi và những kinh nghiệm đó bản thân tôi cũng chỉ mới áp dụng ở những tiết ôn tập.Tôi nghĩ rằng phương pháp này không chỉ áp dụng vào tiết ôn tập, mà có thể áp dụng cho tất cả các tiết ngữ văn. 2. Kiến nghị Cần đầu tư kinh phí cho các trường để hoàn thiện các phòng học gắn thiết bị trình chiếu để khai thác tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để nâng cao chất lượng. Nhà trường nên bổ sung tài liệu hổ trợ các trò chơi trong giảng dạy. Báo cáo này không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự góp ý, chỉnh sửa của lãnh đạo nhà trường cũng như của các đồng nghiệp. Triệu phước, ngày 16 tháng 03 năm 2019 Người viết Nguyễn Thị Hồng Hạnh GIÁO ÁN MINH HỌA Ngày soạn: 18/3/2019 Tiết 115. ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện kí hiện đại đã học. - Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí 2. Kĩ năng - Hệ thống hóa so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã học. - Trình bày những hiểu biết và cảm nhận về một vấn đề văn học. 3. Thái độ - Có ý thức nghiêm túc. - Yêu thích môn học Ngữ văn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH - Phương pháp: Trò chơi, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dự án. - Kĩ thuật dạy học: Động não. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Bài soạn, lấy sản phẩm của học sinh đưa vào máy, máy chiếu, máy tính xách tay. 2. Học sinh: Soạn bài, làm theo nhóm bảng thống kê theo sự phân công ở tiết trước rồi gửi sản phẩm qua Email cho giáo viên. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (Không) 2. Bài mới Khởi động trò chơi nhìn tranh đoán văn bản Hoạt động 1: Các tác phẩm truyện, kí đã học GV: Gọi học sinh lên trình bày sản phẩm của nhóm trên máy chiếu. Nhóm 1:+ Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. + Em yêu thích nhân vật nào? Vì sao em thích nhân vật đó? - Các nhóm khác đánh giá - nhận xét – góp ý về sản phẩm của nhóm 1. - GV: Nhận xét chốt ý. Nhóm 2: + Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm trên máy chiếu. + Nêu cảm nhận của em về thiên nhiên, cuộc sống và con người? - Các nhóm khác đánh giá - nhận xét – góp ý về sản phẩm của nhóm 2 GV: Nhận xét chốt ý. Nhóm 3: Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm khác đánh giá - nhận xét – góp ý về sản phẩm của nhóm 3 GV: Nhận xét - đánh giá phần chuẩn bị, trình bày của các nhóm GV: Bổ sung và kết luận ở máy chiếu. TT Tên văn bản- tác giả Thể loại- Ptbđ Cốt truyện Nhân vật Nội dung 1 Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) - Tô Hoài Truyện dài(đoạn trích) - tự sự X X Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng, tính tình kiêu căng, xốc nổi.Đã gây cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn rút ra bài học cho mình. 2 Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)- Đoàn Giỏi Truyện dài (đoạn trích)- tự sự X Vẻđẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã của vùng sông nước Cà Mau. 3 Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh Truyện ngắn- tự sự X X Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương giúp người anh trai nhận ra hạn chế của bản thân. 4 Vượt thác-Võ Quảng Truyện (đoạn trích) -tự sự- X Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động sông nước. 5 Buổi học cuối cùng- An- phông-xơ Đô- đê(Pháp) Truyện ngắn - tự sự X X Tâm trạng của thầy giáo Ha-men và cậu bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. 6 Cô Tô (trích) Nguyễn Tuân Tùy bút- Tự sự. X Cảnh thiên nhiên trong sáng tươi đẹp và sinh hoạt nhộn nhịp của con người trên đảo Cô Tô. 7 Cây tre Việt Nam-Thép Mới Bút kí - Tự sự X Cây tre có vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất quý báu, trở thành biểu tượng của dân tộc Việt nam. 8 Lòng yêu nước I-li-a Ê-ren-bua Bút kí- Tự sự Lòng yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và người dân Xô Viết trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. 9 Lao xao - Duy Khán Hồi kí tự truyện (đoạn trích)- Tự sự X Bức tranh sinh động cụ thể nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - GV: Trình chiếu lại bảng thống kê. - Gv: Qua bảng thống kê trên hãy cho biết truyện gồm những thể loại nào? Kí gồm những thể loại nào? Tổ chức trò chơi :Tiếp sức 1. Truyện: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết.. 2. Kí : Bút kí, hồi kí, kí sự, nhật kí. Hoạt động 2: Đặc điểm truyện, kí HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Nhìn vào bảng thống kê và cho biết: Truyện và kí có điểm chung nào? Điểm nào khác nhau giữa truyện và kí ? 3. Đặc điểm truyện và ký * Điểm chung + Tự sự. + Viết bằng văn xuôi. * Khác nhau - Truyện : + Chất liệu : hiện thực, hư cấu, sáng tạo. + Có nhân vật, cốt truyện. -Kí : + Người thật, việc thật. + Thường có hoặc không có cốt truyện, nhân vật. 3. Củng cố: Trò chơi Nhìn hình đoán chữ 4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nhớ được tên và nội dung truyện kí hiện đại đã học. - Nhớ được điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí. - Nhận biết được truyện và kí - Làm bài tập 4 sgk vào vở bài tập. * Soạn: Ôn tập văn miêu tả. - Xem lại phương pháp tả cảnh, phương pháp tả người - Các bước làm văn miêu tả - Dàn ý bài văn tả cảnh, tả người. - Đọc lại một số đoạn văn tả cảnh, tả người ở sgk. V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
File đính kèm:
skkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_tiet_on_tap_ngu_van_tho.docx