SKKN Thiết kế bài dạy theo chủ đề nhằm phát huy năng lực học sinh trong dạy học Ngữ Văn 11 tại Trung tâm GDNN – GDTX Hưng Nguyên
Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ GD – ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới kèm theo thông tư số 32/2018/TT – BGDĐT. Ngoài việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì còn hướng tới mục tiêu đổi mới về phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Theo quan điểm dạy học phát triển năng lực, phương pháp dạy học không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động lĩnh hội tri thức mà còn đặc biệt chú ý đến hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn. Không chỉ vậy, việc tăng cường hoạt động nhóm, đổi mới mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội cho học sinh. Chính vì vậy, bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng biệt của môn học cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề chung mang tính phức hợp.
Thêm vào đó, đối tương học sinh ở các Trung tâm GDTX , phần lớn các em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Nhiều gia đình bộn bề với công việc mưu sinh chưa dành thời gian thỏa đáng cho việc giáo dục, theo dõi quá trình học tập của con cái. Thậm chí có phụ huynh không biết con mình học lớp nào, giáo viên chủ nhiệm là ai, kết quả học tập, rèn luyện của con như thế nào. Đây là một yếu tố gây khó khăn cho công tác giảng dạy của giáo viên. Khả năng tự học của đa số các em kém, tính ỷ lại vào thầy cô và các giờ học trên lớp của nhiều học sinh còn nặng nề. Một số học sinh còn chưa có ý thức trong học tập, có tâm lí coi nhẹ môn Văn khiến cho công việc giảng dạy khó khăn hơn nhiều.
Chính vì vậy với Trung tâm GDNN - GDTX Hưng Nguyên, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là nâng cao kết quả học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trên tinh thần đánh giá đúng thực chất năng lực của các em. Trên thực tế, những khó khăn khách quan và chủ quan của TT đã xác nhận số lượng học sinh yếu kém cao hơn hẳn so với nhiều trường THPT trên địa bàn nói riêng, trên toàn tỉnh nói chung. Đặc biệt với môn Ngữ văn – môn học được học sinh coi là không “ưa thích”, “không thịnh hành” với những ngành nghề hiện đại nên học sinh lại càng chây lười, coi nhẹ, xem thường, học có tính chất đối phó với thầy cô trên lớp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ yếu kém của TT, cũng như tỉ lệ phần trăm học sinh đạt điểm trên trung bình trong các kì thi tốt nghiệp.
Như vậy, trách nhiệm của người giáo viên nói chung, giáo viên Ngữ văn nói riêng là bám sát vào tình hình thực tế của Trung tâm để vạch ra những biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các mặt giáo dục, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác giáo dục, thực hiện cho được mục tiêu đề ra. Cộng thêm là sự trăn trở của cá nhân làm thế nào để mỗi bài dạy, mỗi tiết học nói chung được học sinh đón đợi, yêu thích, thấu cảm,..
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế bài dạy theo chủ đề nhằm phát huy năng lực học sinh trong dạy học Ngữ Văn 11 tại Trung tâm GDNN – GDTX Hưng Nguyên

nghiệm và lớp đối chứng sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm đã cho chúng tôi thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mức độ đạt được kiến thức ở 2 lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi chiếm 51.7 %; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ HS điểm khá và giỏi chiếm 76.1 %, hơn 24.4 % so với lớp đối chứng. Điểm TB ở lớp đối chứng chiếm tỉ lệ cao lên tới 42.5 % và có 7.5 HS đạt điểm yếu. Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng định giải pháp dạy học chủ đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi. Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm: Để khẳng định giờ học thực sự không gây nhàm chán, khó khăn cho cho HS, tôi đã khảo sát HS thông qua 8 câu hỏi. THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ Tổng số học sinh làm khảo sát: 42 Lớp thực hiện khảo sát: 11A Câu 1. Sau bài học, anh/chị có hiểu bài học theo chủ đề là gì không? Phương án Số lượng Có 41 Không 1 Câu 2. Anh/chị có nắm được đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn không? Phương án Số lượng Có 42 Không 0 Câu 3. Nét đẹp chính của nhân vật Huấn Cao qua truyện Chữ người tử tù là gì? Phương án Số lượng Tài hoa 2 Khí phách 4 Thiên lương 2 Tài hoa, khí phách, thiên lương 34 Câu 4. Dòng nào sau đây được xem là chủ đề truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân? Phương án Số lượng A. Cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với tội ác. Con người chỉ có thể và chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương. 4 B. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là sự hoà quyện tuyệt vời giữa: tâm - tài - thiện - mĩ. 2 C. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử. 2 D. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca đầy cảm hứng, động viên con người hãy giữ và gắng giữ cái đẹp của thiên lương trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 32 Câu 5. Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về khía cạnh nghệ thuật trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân? Phương án Số lượng A. Phong cách nghệ thuật tài hoa - uyên bác. 4 B.Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. 2 C. Tô đậm mâu thuẫn trong đời sống tâm hồn của viên quải ngục. 32 D.Tô đậm cái phi thường, xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt (qua đoạn văn cho chữ trong nhà giam: “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”). 4 Câu 6 . Anh/chị có thích một tiết học Ngữ văn 11 dạy theo chủ đề không? Vì sao? Các phương án tiêu biểu Số lượng Không đưa ra ý kiến 1 Có. Không đưa ra lý do 2 Có. Vì thú vị, bổ ích 18 Có. Vì học sinh có thể chủ động tự nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng hơn, hiểu được nhiều khía cạnh vừa khái quát vừa trọng tâm hơn, khối lượng bài học nhẹ nhàng hơn 21 Câu 7. Theo anh/chị, một tiết học theo chủ đề có những lợi ích nào với học sinh? (có thể chọn nhiều đáp án) Phương án Số lượng Số lượng bài học được giảm bớt 19 Kiến thức trọng tâm 26 Phát huy năng lực của học sinh 23 Không khí học tập vui vẻ 28 Phát triển kỹ năng làm việc nhóm 30 Ý kiến khác 0 Câu 8. Anh/chị hãy đề xuất một số ý kiến để phát triển bài học Ngữ văn theo chủ đề nhằm phát triển được năng lực của học sinh và sự yêu thích với bộ môn Ngữ văn. Các phương án tiêu biểu Số lượng Không đưa ra ý kiến 8 Cho học sinh tự chủ động nắm bắt kiến thức bằng cách tranh luận, thảo luận, thuyết trình, giáo viên đóng vai trò là người đồng hành hỗ trợ 13 Đưa vào nhiều hoạt động ngọai khóa, học bằng cách hóa thân vào nhân vật, chơi trò chơi 6 Lồng ghép nhiều kiến thức liên môn, kiến thức xã hội 7 Học với nhiều tranh ảnh, các sản phẩm sáng tạo, sơ đồ tư duy, bài giảng e-learning, tích hợp công nghệ thông tin, 8 Kết quả này cho thấy sự lựa chọn các biện pháp dạy học chủ đề đã áp dụng mang lại kết quả khả quan. Đa số các em thấy yêu thích môn Ngữ văn hơn, tiết học trở nên hấp dẫn và bổ ích với các em, do thấy được sự liên quan giữa quá khứ và hiện tại nên các em rất hứng thú triển khai công việc được giao, nhiều em còn chia sẻ sẽ chọn Ngữ văn là con đường lập nghiệp trong tương lai. 1. Mục đích khảo sát. Qua quá trình nghiên cứu và đề xuất phương pháp giảng dạy – “Thiết kế bài dạy theo chủ đề nhằm phát huy năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn 11 tại Trung tâm GDNN – GDTX Hưng Nguyên”, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát với mục đích: bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện hơn các giải pháp đã đề xuất đồng thời để khẳng định được mức độ cấp thiết và khả thi của đề tài. 2. Nội dung và phương pháp khảo sát 2.1. Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát tập trung vào 02 vấn đề chính: a) Các giải pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu b) Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện tại. 2.2. Phương pháp khảo sát: Để tiến hành khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi sáng kiến tôi đã làm phiếu khảo sát hai đối tượng: học sinh và một số giáo viên tại Trung tâm. Với học sinh tôi đã tiến hành khảo sát các em học sinh khối 11 (trong cả 2 lớp 11A, 11B) PHIẾU KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT, KHẢ THI CỦA “THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 11 TẠI TRUNG TÂM GDNN – GDTX HƯNG NGUYÊN” Đường link khảo sát: PHIẾU KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT, KHẢ THI CỦA “THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 11 TẠI TRUNG TÂM GDNN – GDTX HƯNG NGUYÊN” Tính điểm trung bình theo phần mềm Google trang tính STT Họ và tên Đối tương 1. “Thiết kế bài dạy theo chủ đề nhằm phát huy năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn 11 tại Trung tâm GDNN – GDTX Hưng Nguyên” có cấp thiết không ? ( Không cấp thiết / ít cấp thiết / cấp thiết / rât cấp thiết : tương ứng với điểm số từ 1 đến 4 ) 2. “Thiết kế bài dạy theo chủ đề nhằm phát huy năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn 11 tại Trung tâm GDNN – GDTX Hưng Nguyên” có khả thi không ? ( Không khả thi / ít khả thi / khả thi / rât khả thi: tương ứng với điểm số từ 1 đến 4 ) 1 Nguyễn Thị Phương Thúy Giáo viên 4 4 2 Nguyễn Thị Anh Nga Giáo viên 4 4 3 Phùng Thị Nga Giáo viên 4 4 4 Nguyễn Anh Vũ Giáo viên 4 4 5 Lê Tất Đạo Giáo viên 4 4 6 Nguyễn Văn Nam Học sinh 4 3 7 Võ Thị Phương Anh Học sinh 4 4 8 Phạm Thị Tuyết Hà Học sinh 4 4 9 Nguyễn Trung Hiếu Học sinh 4 4 10 Lưu Quỳnh Hương Học sinh 3 4 11 Nguyễn Thị Khánh Ly Học sinh 4 4 12 Nguyễn Thị Tú Uyên Học sinh 4 3 13 Cao Long Hải Học sinh 4 4 14 Nguyễn Thị Tú Uyên Học sinh 4 4 15 Nguyễn Trọng Thắng Học sinh 3 4 16 Nguyễn Thị Len Học sinh 4 4 17 Nguyễn Thị Xuân Mai Học sinh 4 3 18 Lê Trường Giang Học sinh 3 4 19 Trần Lâm Hoàng Học sinh 4 4 20 Võ Tuấn Kiệt Học sinh 4 3 21 Nguyễn Đình Phúc Học sinh 3 4 22 Nguyễn Thảo Ngân Học sinh 4 4 23 Nguyễn Thị Thương Học sinh 4 3 24 Nguyễn Đình Phúc Học sinh 3 4 25 Võ Tiến Quân Học sinh 4 3 26 Phan Văn Anh Học sinh 3 4 27 Nguyễn Đức Thái Học sinh 4 4 28 Lê Thị Vân Anh Học sinh 3 4 29 Nguyễn Thị Lan Anh Học sinh 4 4 30 Trương Tuấn Anh Học sinh 4 3 31 Trương Công Bút Học sinh 4 4 32 Nguyễn Thị Linh Chi Học sinh 3 4 33 Nguyễn Văn Cường Học sinh 4 3 34 Nguyễn Thị Kim Dung Học sinh 3 4 35 Nguyễn Hữu Dũng Học sinh 4 3 36 Phạm Ngọc Duyên Học sinh 3 4 37 Phan Đức Dương Học sinh 4 4 38 Trần Tiến Đạt Học sinh 4 3 39 Dương Thị Hà Giang Học sinh 4 4 40 Lê Văn Hải Học sinh 4 4 41 Nguyễn Văn Hải Học sinh 4 4 42 Phan Đình Hiệp Học sinh 4 4 43 Lưu Đức Hoàng Học sinh 4 4 44 Phan Thị Thanh Huyền Học sinh 4 4 45 Thang Thị Hằng Lan Học sinh 4 3 46 Nguyễn Thị Ngọc Linh Học sinh 4 4 47 Ngọc Thị Yến Ly Học sinh 4 4 48 Thái Huy Tuấn Vũ Học sinh 3 4 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai từng nói “con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. Điều này có nghĩa là, chúng ta bất kể khi làm công việc gì, nghĩ về cái gì, mục đích cuối cùng vẫn là hướng đến con người và vì con người. Công tác giảng dạy cũng vậy, dù ở cấp học nào, môn học nào cũng lấy học sinh làm trung tâm, nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất cho thế hệ tương lai của đất nước. Để các em hăng say học tập, đam mê với ước mơ, thì người giáo viên phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp - đó là một cách để giữ lửa và truyền lửa đam mê. Xã hội ngày càng tiến bộ, cuộc sống ngày càng văn minh, những thử thách đặt ra phải không ngừng đổi mới. Việc lựa chọn đổi mới phương pháp giảng dạy là một xu hướng phù hợp với sự thay đổi hiện nay của xã hội. Lựa chọn hướng đi thiết kế bài học theo chủ đề, với những suy nghĩ và kiến giải dưới góc độ cá nhân, thiết nghĩ đây là một cách giúp học sinh tiếp nhận bài học tích cực hơn, năng động hơn, đam mê hơn. Với sự đa dạng trong cách lựa chọn hướng đi, giáo viên cần hạn chế gom một chủ đề quá rộng, hoặc kết hợp quá nhiều phương pháp vì sẽ làm học sinh thêm áp lực. 2. Kiến nghị Từ những kết quả nghiên cứu và thực hiện thực nghiệm, thực hiện khảo sát, giáo viên đưa ra một số kiến nghị sau: - Học sinh rất yêu thích một tiết học Ngữ văn xây dựng theo hướng chủ đề, vì vậy giáo viên và tổ chuyên môn nên nghiên cứu và thực hiện nhiều tiết học và bài dạy theo hướng chủ đề hơn. - Trong quá trình thực hiện bài học theo chủ đề, cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy tối đa năng lực, năng khiếu, lắng nghe ý kiến của học sinh, khuyến khích và khen thưởng những ý tưởng sáng tạo. Trên đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy của mình. Vì vậy, khi làm đề tài này dù rất cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo, của ban giám khảo để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hưng Nguyên, ngày 20 tháng 04 năm 2023 Bùi Thị Thu Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT, Sách giáo khoa Ngữ văn 11 cơ bản, Nxb.Giáo dục. 2. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), 217 đề và bài văn dành cho học sinh 10 -11 -12, Nxb.Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Trần Phương Thu (tuyển chọn), Đi tìm vẻ đẹp văn chương, Nxb.Giáo dục Việt Nam. 4. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb.Văn học. 5. Trần Đăng Suyền (chủ biên) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, Nxb.Giáo dục. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), CT THPT, môn Ngữ văn. Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2007), Đạo đức học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Trần Hậu Kiểm – Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức cho sinh viên. NXB Chính trị Quốc gia, HN. MỤC LỤC NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC – GIÁO DỤC 1. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TRUNG TÂM GDNN – GDTX HƯNG NGUYÊN ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 2. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC – GIÁO DỤC CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN --------&-------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 11 TẠI TRUNG TÂM GDNN – GDTX HƯNG NGUYÊN” LĨNH VỰC: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2022 - 2023 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRUNG TÂM GDNN - GDTX HƯNG NGUYÊN --------&-------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO CHỦ ĐỀ NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 11 TẠI TRUNG TÂM GDNN – GDTX HƯNG NGUYÊN” LĨNH VỰC: NGỮ VĂN Tác giả: Bùi Thị Thu Hương NĂM HỌC 2022 - 2023
File đính kèm:
skkn_thiet_ke_bai_day_theo_chu_de_nham_phat_huy_nang_luc_hoc.doc
SKKN Thiết kế bài dạy theo chủ đề nhằm phát huy năng lực học sinh trong dạy học Ngữ Văn 11 tại Trung.pdf