SKKN Thiết kế các hoạt động học nhằm góp phần phát triển hài hòa năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh trong dạy đọc văn bản truyện hiện đại chương trình Ngữ Văn 6
Xuất phát từ đặc trưng môn Ngữ văn: “/ờ môn học mang tính công cụ và tính thẩm mỹ - nhân văn ; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tốt tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời” (Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Môn Ngữ văn).
Xuất phát từ thực trạng dạy học môn Ngữ văn hiện nay: vẫn còn một số ít giáo viên ngại đổi mới nên sử dụng phương pháp cũ khiến học sinh không hứng thú với môn học, hiệu quả dạy - học Văn chưa đạt. Bên cạnh đó, một số giáo viên quá chú trọng tổ chức hoạt động, tăng cường phát triển năng lực chung mà chưa chú tâm phát triển năng lực đặc thù của môn Văn.. .Điều này khiến học sinh không cảm thụ được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương, hạn chế đến việc hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ, sử dụng ngôn ngữ, năng lực diễn đạt, giao tiếp, ứng dụng vào cuộc sống. Nhiều giáo viên lúng túng, băn khoăn về việc thực hiện dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Xuất phát từ thực trạng tổ chức dạy học văn bản truyện (truyện hiện đại): nhiều giáo viên chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức mà chưa chú trọng đến việc hình thành, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin, đọc và tóm tắt ở nhà, chưa chú trọng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ văn chương của học sinh. Do đó học sinh quen tiếp nhận một chiều, thụ động, chịu sự áp đặt kiến thức của giáo viên, ít bám sát văn bản, chưa tự mình suy luận để tìm ra kiến thức, việc chuẩn bị bài còn “ăn theo nói leo” những hướng dẫn từ sách tham khảo. Với học sinh lớp 6, việc học sinh tự đọc - hiểu văn bản truyện còn đang trong giai đoạn hình thành phương pháp đúng, đây vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng là khó khăn thách thức đối với các giáo viên nếu không xây dựng nền móng “chuẩn” cho học sinh ngay từ những bước đầu tiên ở cấp học THCS. Từ thực trạng trên tôi chọn giải pháp “Thiết kế các hoạt động học nhằm góp phần phát triển hài hòa năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh trong dạy đọc văn bản truyện hiện đại - chương trình Ngữ văn lớp 6”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế các hoạt động học nhằm góp phần phát triển hài hòa năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh trong dạy đọc văn bản truyện hiện đại chương trình Ngữ Văn 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.VINH TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HÀI HÒA NĂNG LỰC CHUNG VÀ NĂNG LỰC ĐẶC THÙ CHO HỌC SINH TRONG DẠY ĐỌC VĂN BẢN TRUYỆN HIỆN ĐẠI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 Tác giả: Ngô Thị Hoa Đơn vị: THCS Hà Huy Tập, thành phố Vinh Lĩnh vực: Ngữ Văn Năm học: 2021 - 2022 PHÒNG GD VÀ ĐT TP VINH TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP ************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sơ lược lý lịch 1. Họ và tên: Ngô Thị Hoa 2. Ngày tháng năm sinh: 20 - 05- 1985 3. Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hà Huy Tập. 4. Trình độ chuyên môn: Cử nhân SP Ngữ văn B. Nội dung: Tên sáng kiến: “Thiết kế các hoạt động học nhằm góp phần phát triển hài hòa năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh trong dạy đọc văn bản truyện hiện đại - chương trình Ngữ văn lớp 6”. Cấu trúc sáng kiến: PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Xuất phát từ đặc trưng môn Ngữ văn: “/ờ môn học mang tính công cụ và tính thẩm mỹ - nhân văn ; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tốt tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời” (Tài liệu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Môn Ngữ văn). - Xuất phát từ thực trạng dạy học môn Ngữ văn hiện nay: vẫn còn một số ít giáo viên ngại đổi mới nên sử dụng phương pháp cũ khiến học sinh không hứng thú với môn học, hiệu quả dạy - học Văn chưa đạt. Bên cạnh đó, một số giáo viên quá chú trọng tổ chức hoạt động, tăng cường phát triển năng lực chung mà chưa chú tâm phát triển năng lực đặc thù của môn Văn.. .Điều này khiến học sinh không cảm thụ được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương, hạn chế đến việc hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ, sử dụng ngôn ngữ, năng lực diễn đạt, giao tiếp, ứng dụng vào cuộc sống. Nhiều giáo viên lúng túng, băn khoăn về việc thực hiện dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới. - Xuất phát từ thực trạng tổ chức dạy học văn bản truyện (truyện hiện đại): nhiều giáo viên chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức mà chưa chú trọng đến việc hình thành, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin, đọc và tóm tắt ở nhà, chưa chú trọng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ văn chương của học sinh. Do đó học sinh quen tiếp nhận một chiều, thụ động, chịu sự áp đặt kiến thức của giáo viên, ít bám sát văn bản, chưa tự mình suy luận để tìm ra kiến thức, việc chuẩn bị bài còn “ăn theo nói leo” những hướng dẫn từ sách tham khảo. Với học sinh lớp 6, việc học sinh tự đọc - hiểu văn bản truyện còn đang trong giai đoạn hình thành phương pháp đúng, đây vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng là khó khăn thách thức đối với các giáo viên nếu không xây dựng nền móng “chuẩn” cho học sinh ngay từ những bước đầu tiên ở cấp học THCS. -Từ thực trạng trên tôi chọn giải pháp “Thiết kế các hoạt động học nhằm góp phần phát triển hài hòa năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh trong dạy đọc văn bản truyện hiện đại - chương trình Ngữ văn lớp 6”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn của dạy học văn bản truyện hiện đại, nhằm: + Vận dụng quan điểm để xây dựng được các bước chung cho tổ chức hoạt động học văn bản truyện. + Trình bày được một số kĩ thuật và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học văn bản truyện hiện đại trong chương trình Ngữ văn 6. + Giúp giáo viên định hướng đúng và tổ chức các hoạt động học cho một giờ dạy học văn bản truyện hiện đại vừa đảm bảo phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù môn ngữ văn. + Kích thích hứng thú, sự sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh trong các tiết học môn Ngữ văn. - Tổ chức thực nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp và hình thức tổ chức dạy học. Rút kinh nghiệm trong dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Ngữ văn. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: HS các lớp 6D, 6I Trường THCS Hà Huy Tập. 2. Phạm vi: Biện pháp được thực hiện trong năm học 2021-2022 nhằm xây dựng được các bước tổ chức hoạt động và thực nghiệm vận dụng vào dạy học văn bản truyện để góp phần phát triển hài hòa năng lực chung và năng lực đặc thù cho HS. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thu thập, điều tra, khảo sát, tổng hợp thông tin qua sách báo, mạng internet, tìm hiểu từ thực tiễn dạy học, tham khảo ý kiến đồng nghiệp. Dạy thể nghiệm thông qua nhóm chuyên môn từ đó đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. III. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI: - Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện ở khối lớp 6 hiện nay tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng đổi mới phương pháp nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc tổ chức giảng dạy của giáo viên còn khá lúng túng. Việc nghiên cứu, thiết kế bài dạy đọc văn bản truyện đảm bảo phát triển hài hòa năng lực chung và năng lực đặc thù khá mới mẻ, chưa có tính hệ thống... - Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo đúng định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018 về tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, SKKN nhằm đưa tới một cái nhìn tổng thể về phương pháp dạy học các văn bản truyện hiện đại của chương trình Ngữ văn 6: các tác phẩm truyện đồng thoại, truyện ngắn. - Đề tài được nghiên cứu lần đầu tiên, khi cách thực hiện, tổ chức dạy học văn bản truyện hiện đại của giáo viên còn chưa rõ ràng khoa học về trình tự các bước, chưa đảm bảo yêu cầu cần đạt của bộ môn. Đề tài dựa trên quá trình nghiên cứu, kinh nghiệm giảng dạy và thực hiện của cá nhân, đồng thời đúc rút kinh nghiệm từ việc trao đổi, góp ý cùng một số đồng nghiệp và hoạt động chuyên môn của nhà trường. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN (Lí luận về hoạt động học của HS, về năng lực chung và năng lực đặc thù môn Ngữ Văn, Phương pháp dạy Đọc văn bản theo đặc điểm thể loại truyện,...) II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ - Thực trạng dạy - học văn bản truyện ở môn Ngữ Văn (Từ phiếu khảo sát, điều tra để kết luận) - Thực trạng học văn bản truyện từ học sinh (Từ phiếu khảo sát, điều tra để kết luận) III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Khảo sát thống kê các văn bản truyện trong chương trình Ngữ văn 6 (Truyện đồng thoại, truyện ngắn hiện đại (Văn bản chính, Văn bản kết nối, Văn bản thực hành đọc) 2. Xác định quy trình thực hiện giải pháp: 4 bước 2.1 Bước 1: Giáo viên xác định cách thức tổ chức các hoạt động học: xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp để xác định cách triển khai tổ chức các hoạt động học của học sinh: - Những nhiệm vụ học tập mang tính phát hiện: Học sinh tự đọc tác phẩm và làm việc cá nhân ở nhà - Những nhiệm vụ mang tính có vấn đề cần giải quyết, cần sự hỗ trợ, chia sẻ hợp tác thì tổ chức hoạt động nhóm để học sinh trao đổi thảo luận, mỗi giờ văn chỉ tổ chức một đến hai hoạt động nhóm. - Những nhiệm vụ học tập cần học sinh trải nghiệm, cảm thụ, bộc lộ ý kiến bản thân: cho học sinh làm việc độc lập, trình bày trước lớp. Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học. 2.2.1 Về phía giáo viên: Giao nhiệm vụ cho học sinh, hướng dẫn HS cách thực hiện các nhiệm vụ học tâp như đọc văn bản, hoàn thành các phiếu học tập,. 2.2.2 Về phía học sinh: Nhận nhiệm vụ và tiến hành các hoạt động học đa dạng, kết nối cá nhân, nhóm và cộng đồng để thực hiện các nhiệm vụ học tập trên có sự theo dõi, hỗ trợ từ xa của giáo viên. 2.3. Bước 3: Thực hiện dạy học: 2.3.1 Tổ chức, hướng dẫn HS xác định vấn đề, mục tiêu tiết học, bài học (Khởi động) 2.3.2 Tổ chức, hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức, kĩ năng: - Đọc, tìm hiểu chung về văn bản: tác giả, tác phẩm: Hoạt động cá nhân - nhóm. Tổ chức cuộc thi đọc diễn cảm, trò chơi ô chữ, đuổi hình bắt chữ tìm và giải thích từ khó. - Đọc, khám phá văn bản: + Tìm hiểu tình huống, bối cảnh câu chuyện: HS làm việc cá nhân. + Tìm hiểu hệ thống nhân vật: HS hoạt động cá nhân/ hoạt động nhóm. + Tìm hiểu ý nghĩa văn bản: học sinh hoạt động cá nhân, trải nghiệm, động não. - Tổng kết nội dung, nghệ thuật: học sinh hoạt động cả lớp, mỗi học sinh hoạt động cá nhân sau đó báo cáo sản phẩm cá nhân, các học sinh khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 2.3.3 Tổ chức, hướng dẫn học sinh luyện tập, vận dụng: HS hoạt động cá nhân, tổ chức trò chơi, hình thức trắc nghiệm, sử dụng sơ đồ tư duy, bài tập viết kết nối với đọc,.. 2.4. Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh: sau mỗi tiết học và sau quá trình thực hiện. 2.4.1 Kế hoạch bài dạy minh họa: (kế hoạch bài dạy đọc văn bản truyện đồng thoại, truyện ngắn hiện đại áp dụng giải pháp) 2.4.2 Đánh giá, rút kinh nghiệm: sau khi thực hiện giải pháp PHẦN III. KẾT LUẬN I. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP: - Biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, đáp ứng yêu cầu cần đạt của định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Thực hiện áp dụng SKKN đã cải thiện kết quả, chất lượng học tập, học sinh tích cực hứng thú với môn học. - Giáo viên có phương pháp tổ chức dạy đọc văn bản truyện, học sinh có phương pháp học tập đúng đắn. II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN: - Áp dụng trong dạy học văn bản truyện các khối lớp. Quy trình, cách thức tổ chức thực hiện biện pháp có thể áp dụng được cho các môn học khác trong trường và các trường có điều kiện tương đồng, có điều chỉnh trong tình hình dạy học trực tuyến/ trực tiếp, theo đặc trưng thể loại truyện. Vinh, ngày 22 tháng 12 năm 2021 NGƯỜI BÁO CÁO Ngô Thị Hoa
File đính kèm:
skkn_thiet_ke_cac_hoat_dong_hoc_nham_gop_phan_phat_trien_hai.docx
SKKN Thiết kế các hoạt động học nhằm góp phần phát triển hài hòa năng lực chung và năng lực đặc thù.pdf