SKKN Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong bộ môn Ngữ Văn THCS

Việt Nam chúng ta đang trên đường đổi mới giáo dục với phương pháp: lấy học sinh làm trung tâm, hướng đến phát triển năng lực cho học sinh… thì dạy học sáng tạo càng phải trú trọng hơn bao giờ hết. Bởi những lẽ đó mà rất nhiều giáo viên trong nhà trường luôn nghiên cứu, tìm tòi và có những sáng tạo linh hoạt cá nhân nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhất để giờ dạy của mình đạt kết quả cao, học sinh có thể phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập và biết rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Một trong những phương pháp mà rất nhiều giáo viên đã vận dụng trong giảng dạy đó là sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy - học, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Triết học cũng đã khẳng định từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là quy luật của quá trình nhận thức. Trực quan là yếu tố có thể nói là vô cùng quan trọng trong giờ học của học sinh; song người giáo viên phải biết vận dụng " Phù hợp với đặc trưng môn học" (Trích điều 28, khoản 2 luật giáo dục 2005).Với bộ môn Ngữ Văn, một môn học có đặc thù tư duy bằng hình tượng, thông qua hệ thống ngôn ngữ của tác phẩm thì việc sử dụng đồ dùng trực quan phải như thế nào? Thực trạng của việc vận dụng đồ dùng trực quan trong bộ môn Ngữ Văn ra sao? việc sử dụng có làm giảm mất đi tính hình tượng nghệ thuật bằng ngôn từ không?.v…v.

Là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn, chúng ta có giải pháp nào để nâng cao chất lượng dạy - hoc? Sau đây tôi mạnh dạn xin đưa ra những kinh nghiệm nhỏ và giải pháp cho việc lựa chọn và sử dụng yếu tố trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình ngữ văn THCS để đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý kiến cho việc dạy- học của chúng ta ngày càng tốt hơn.

doc 22 trang Trang Lê 19/04/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong bộ môn Ngữ Văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong bộ môn Ngữ Văn THCS

SKKN Thực trạng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong bộ môn Ngữ Văn THCS
nh những cô gái mở đường trên tuyến đường đó đang rất khẩn trương san lấp đường cho đoàn xe đi qua.
Với trực quan này không những giúp học sinh khai thác nội dung kiến thức văn bản mà còn đưa các em trở về với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam; các em khâm phục, tự hào và thêm yêu mến quê hương đất nước mình hơn.
 2.3.2: Trực quan bằng cách hát những bài văn, bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc.
Thường thì thao tác này thực hiện ở cuối mỗi bài học và không phải giáo viên nào cũng có thể làm được . Song có thể mời học sinh trình bày hoặc nếu dạy Power point thì có thể trình chiếu một đoạn nhạc , có khi cả bài hát do một ca sĩ nào đó thể hiện. Cách này làm cho giờ học trở nên ấm cúng, gần gũi, thân thiện hơn. Có khi sâu lắng xúc động, có khi hùng hồn mạnh mẽ. Đây cũng là cách nhấn mạnh làm rõ đặc trưng nghệ thuật, nhất là về nhịp điệu, giọng điệu của mỗi văn bản mà tác giả muốn thể hiện.
 Chẳng hạn bài " Viếng lăng Bác" của nhà thơ viễn Phương được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc , bài " Đồng chí của Chính Hữu do nhạc sĩ Minh Trí phổ nhạc. Bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải do nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. 
Ngoài ra chúng ta có thể lấy những bài hát có chủ đề cùng với văn bản đang tìm hiểu để học sinh được so sánh, đối chiếu khắc sâu thêm chủ đề của văn bản.
Ví dụ : Khi dạy văn bản " Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh ( SGK ngữ văn 8 tập 2) chúng ta có thể lấy bài hát " Quê hương" của Đỗ Trung Quân. Hay khi dạy văn bản:
" Mẹ tôi" (SGK ngữ văn 7 tập 1) có thể giới thiệu bài hát " Lòng mẹ " do nhạc sĩ Y Vân sáng tác : " Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào...". 
Theo tôi đây là trực quan ấn tượng khiến học sinh dễ nhớ, dễ tiếp thu và nhớ lâu về tiết học, bài học.
2.4: SỬ DỤNG TRỰC QUAN LINH HOẠT. 
 +Thứ nhất: trực quan linh hoạt trong khi hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản còn là chính hình ảnh của người hướng dẫn(Giáo viên) trong con mắt của học sinh .
 Trước hết, là xây dựng thái độ thân thiện để tạo tâm thế cho học sinh Thể hiện qua thái độ , cử chỉ: một nụ cười rạng rỡ, một ánh mắt trìu mến, khuyến khích cũng đủ để gây tâm thế cho học sinh trước khi bước vào giờ học.
 Tiếp đến là ngôn ngữ của người hướng dẫn, mà theo tôi chủ yếu là dùng để hướng dẫn cách đọc theo đặc trưng phương thức biểu đạt.
Phương thức biểu đạt là cách thức tạo lập và tồn tại của văn bản làm thành các đặc trưng hình thức của các kiểu văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp." Phương thức biểu đạt ở đây hiểu là cách thức tạo, như cách kể chuyện, cách biểu cảm, cách thuyết minh... cho phù hợp với mục đích giao tiếp” ( SGV ngữ văn 6 tập 2 NXBGD- 2012 trang 52.); Như thế hình thức của một văn bản thấm đẫm nội dung để đạt tới mục đích giao tiếp, đó mới là hình thức mang tính nội dung. Do vậy, cũng phải có cách đọc tương ứng.
 Ví dụ: Đọc " Ông lão đánh cá và con cá vàng"( SGK ngữ văn 6 tập1) phải từ các dấu hiệu của phương thức tự sự dân gian như hệ thống sự việc, nhân vật, ngôi kể, trí tưởng tượng kì ảo... để hiểu bài học dân gian muốn truyền lại khi kể chuyện này. Đó là: Con người ta có thể tham lam đến độ nào và chịu hậu quả ra sao từ lòng tham đó. 
 Hay đọc " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" (SGK ngữ văn 7 tập 2) Là bám vào hệ thống các luận điểm, luận cứ ( Vốn là đặc trưng hình thức của phương thức lập luận trong các văn bản nghị luận) . Để hiểu được tác giả đã bàn luận và đánh giá như thế nào vẻ đẹp truyền thống yêu nước nồng nàn, bền bỉ của nhân dân ta và cảm nhận nhiềm hạnh phúc của tác giả - một con người được sống trong tự do có truyền thống yêu nước quý báu đó. 
 Từ đây có thể cho chúng ta thấy đọc - hiểu văn bản theo đặc trương phương thức biểu đạt sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các tri thức của văn bản ngữ văn.
 Ngoài ra ngôn ngữ của người hướng dẫn còn thể hiện ở cách xây dựng hệ thống câu hỏi, hay nội dung bình luận cho một đoạn văn, đoạn thơ của văn bản nào đó. 
 Lưu ý: Ngôn ngữ phải được trau chuốt, chuẩn mực, truyền cảm khi nêu ra trước học sinh, thể hiện thái độ phù hợp với ngữ cảnh của văn bản; Xúc cảm, chân thành trong mỗi văn bản : Luôn cảm thông và đau với nỗi đau của nhân vật, vui vì hạnh phúc mà nhân vật có được .
 Chắng hạn: ta có thể hiểu và cảm thông với nỗi buồn của anh em Thành và Thủy trong văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê" ( SGK ngữ văn 7 tập 1) , khi phải chia tay nhau bất đắc dĩ do lỗi ở những người lớn gây ra. Ta vui cùng những giọt nước mắt hạnh phúc của anh Sáu trong truyện " Chiếc lược ngà" (SGK ngữ văn 9 tập 1) khi bé Thu gọi ba- là tiếng gọi anh đã chờ đợi 8 năm qua. Hay là thái độ hiên ngang , ung dung, vui vẻ, hóm hỉnh, lạc quan của những chiến sĩ lái xe trong bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ( SGK ngữ văn 9 tập 1). 
 Cần tránh tình trạng phát thanh giáo án oang oang, thái độ cau có , bực tức khi học sinh không trả lời được câu hỏi dẫn dắt của giáo viên , càng không thể tươi cười ,vui vẻ mà đặt câu hỏi hay là lời bình cho đoạn văn, đoạn thơ đang đề cập tới niềm ân hận, hay nỗi đau của nhân vật trong văn bản.
 Ví dụ: Giáo viên không thể hớn hở vui tươi mà nêu câu hỏi trong niềm ân hận của Dế Mèn khi đã lỡ gây ra cái chết cho Dế Choắt ("Dế Mèn phiêu lưu kí"- SGK ngữ văn 6 tập 2), chẳng thể vui cười mà đưa ra lời bình khi Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh xem như một món hàng có thể cân- đo - đong - đếm để cò kè ngã giá ( Đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều " - SGK ngữ văn 9 tập 1).
+ Một trực quan sinh động nữa mà bất kì giáo viên nào cũng có thể sử dụng một cách linh hoạt và có hiểu quả đó là trình bày bảng.
Thực chất trình bày bảng không có một khuôn mẫu, qui định nào, mỗi giáo viên tùy theo từng văn bản mà có những cách ghi riêng.
Chẳng hạn cách ghi theo mô hình : Tổng - phân - hợp; diễn dịch, qui nạp hoặc ghi theo kiểu móc xích.
Ví dụ : khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu (SGK ngữ văn 9 tập 1). Tôi đã trình bày bảng như sau: ( Trang bên).
1. Cội nguồn của tình đồng chí
Đồng chí
Ruộng, nương anh gửi bạn thân cày. 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn → thành tri kỉ
Anh và tôi, nơi nước mặn, đồng chua ,nơi đất cày sỏi đá → chẳng hẹn mà quen nhau.
2. Biểu hiện của tình đồng chí
Anh với tôi biết
từng cơn ớn lạnh
Áo anh rách vai , quần tôi vá , chân không dày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Với cách trình bảng như trên tôi đã giúp học sinh thấy được cơ sở (cội nguồn ) của tình đồng chí được nhà thơ cắt nghĩa là : cùng gai cấp đồng khổ, là những người cùng chung chí hướng và những biểu hiện của tình đồng chí là thấu hiểu đồng cảm , chia sẻ lẫn nhau, cùng chung lưng đấu cật trong cuộc chiến gian lao.
Đồng thời cách ghi bảng này giúp học sinh cảm nhận sâu sắc ý đồ nghệ thuật của tác giả trong xây dựng một hình tượng: Bài thơ có kết cấu lạ. Hai chữ đồng chí đứng riêng thành một dòng, gần như một nửa bài thơ, rút cái thân bài thơ thành một cái lưng ong (Tác giả Chính Hữu gọi là "hình bó mạ") như thắt chặt tình đồng chí. Nửa trên là một mảng qui nạp (như thế là đồng chí), nửa dưới là một mảng diễn dịch (đồng chí là như thế này nữa) => khắc sâu thêm tình đồng chí mà tác giả đã đề cập.
 Hay trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích"(Trích Truyện Kiều -Nguyễn Du 
- SGK Ngữ văn 9 tập 1).Khi nói về nỗi buồn của Thúy Kiều được diễn tả ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, tôi đã dùng cách ghi bảng theo mô hình móc xích như sau:
Buồn trông...
 Thuyền ai thấp thoáng xa xa.
 Buồn trông...
 Hoa trôi ...về đâu
 Buồn trông...
 mây, đất một màu xanh xanh.
 Buồn trông...
 Ầm ầm,tiếng sóng...ghế ngồi
Cách ghi này là cơ sở hình thành kiến thức của học sinh đồng thời là mấu chốt cho lời bình của giáo viên.
Từ đây học sinh có thể thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả: Điệp từ " buồn trông" được lặp lại bốn lần bắt đầu của mỗi cặp lục bát nhằm diễn tả nỗi buồn chất chứa tầng tầng, lớp lớp, kéo dài gợi sự day dứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người đồng thời tạo thành một khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người đọc bao thế hệ qua.
 + Trực quan còn là cách đọc phân vai: đặc biệt là thể loại truyện ngắn hoặc kịch.
Sau khi hướng dẫn cách đọc giáo viên chọn học sinh phù hợp với cách thể hiện tường đối tượng nhân vật , người dẫn chuyện rồi để học sinh tự thể hiện, như vậy học sinh cảm thấy tự do thoải mái thể hiện bản chất nhân vật còn người nghe ( là những học sinh khác) dễ hình dung số lượng nhân vật, bản chất, hành động , ngôn ngữ của mỗi nhân vật từ đó nhận ra những người tốt, kẻ xấu , những phi lí bất công do xã hội đem lại, hay lẽ công bằng trong sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
Ví dụ: khi dạy đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố : SGK Ngữ văn 8 tập 1)chúng ta có thể cho học sinh đọc phân vai các nhân vật trong văn bản đặc biệt chọn học sinh thể hiện phù hợp thái độ sừng sổ của người nhà lí trưởng và cai lệ khi chực trói anh Dậu, rồi khi vật nhau với chị Dậu bị chị xô ngã chỏng kèo. Từ hoạt cảnh này sẽ làm rõ nổi bật chủ đề của văn bản: Bị áp bức chèn ép quá mức thì có lúc sẽ phải vùng dậy đấu tranh, nhân vật chị Dậu đã đối mặt với cai lệ và người nhà lí trưởng từ đấu trí, đấu lí, chuyển sang đấu lực.
 Hay khi dạy văn bản " Đánh nhau với cối xay gió" (Trích Đôn-ki-hô-tê _ Xéc- van - téc: SGK ngữ văn 8 tập 1) . cho học sinh đọc phân vai hai nhân vật Xan-trô-pan- xa và Xan-trô-pan- xa đặc biệt chú ý đến các đoạn đối thoại của hai nhân vật để thấy được sự đối lập, tương phản:
Đôn- ki- hô- tê: hoang tưởng nhưng cả ,Xan-trô-pan- xa tỉnh táo nhưng tầm thường; nếu bổ sung, bù trừ được cho nhau thì hai người sẽ trở thành hai nhân vật hoàn hảo. Với lí tưởng cao cả và hành động dũng cảm như Đôn- ki- hô- tê mà gắn với một cái đầu luôn tỉnh táo thực tế như, Xan-trô-pan- xa thì hẳn hiệp sĩ Đôn- ki- hô- tê đã làm được việc lớn.
 Ở trích đoạn vở chèo " Nỗi oan hại chồng" trong vở chèo " Quan âm thị Kính"
( SGk ngữ văn 7 tập 2 ). Việc đọc phân vai đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc khai thác nội dung văn bản. Mỗi một nhân vât một tính cách riêng của một số loại nhân vật truyền thống trong chèo. Cách đọc này giúp các em dễ dàng nhận thấy bản chất của những loại nhân vật và tích truyện trong chèo xoay quanh trục bĩ cực- thái lai, cũng từ đây học sinh nhận ra những mẫu mực về đạo đức, để mọi người noi theo. cảm thông với số phận bị kịch của người phụ nữ, đề cao phẩm chất của họ, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.
 Tóm lại: Dù là sử dụng trực quan nào nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng chỉ nên xem đó là cách để tạo hứng thú, gây tâm thế để học sinh phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn gốc kiến thức văn bản chứ không nên xem là phương pháp trung tâm đê khai thác một văn bản nào đó.Người giáo viên phải như là hiện thân của mỗi nhân vật trong văn bản đứng về lẽ phải, về cái thiện, sự chân thật... để dẫn dắt học sinh đi đúng hướng giúp học sinh cảm nhận, đánh giá suy nghĩ rút ra bài học cho bản thân và có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt.
III- KẾT QUẢ: 
Với việc thực hiện kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi thu được kết quả như sau:
Đối với những lớp không áp dụng đồ dừng trực quan: (tiến hành dạy theo các phương pháp thường dùng nhưng không sử dụng đồ dùng trực quan "Dạy chay").
..
- Tỉ lệ học sinh nắm được nội dung bài học là 68,2%.
- Tỉ lệ học sinh, tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học: 31,8%.

Đối với những lớp có áp dụng đồ dừng trực quan (Kể cả dạy Power point, và các trực quan linh hoạt như đã mô tả ở trên).
.
- Tỉ lệ học sinh nắm được nội dung bài học là 81,8 %.
- Tỉ lệ học sinh, tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học: 54,5%
C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
I- Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
 Trực quan trong hoạt động dạy học văn rất đa dạng và phong phú, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát huy tính tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh. Nó đòi hỏi việc lựa chọn và sử dụng phượng tiện trực quan phải linh hoạt, tinh tế vì trực quan trong văn học khác xa với trực quan trong lý, hóa, sinh, địa, bởi văn chương là nghệ thuật ngôn từ thì chúng ta cũng phải có nghệ thuật mới khám phá hết chiều sâu tư tưởng của mỗi tác phẩm để cuối cùng sau mỗi lần hướng dẫn học sinh là chúng ta đã thắp sáng được " ngọn lửa" trí thức trong mỗi cá nhân học sinh. Các em sẽ cảm nhận đực sự lớn khôn hơn nhiều, biết sống bao dung, biết chia sẻ, yêu thương...để sống với cuộc sống đời thường mà các em đang sống.
II- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về kỹ năng lựa chọn và sử dụng phương tiện trực quan khi dạy một số văn bản trong chương trình ngữ văn THCS mà tôi đã dạy. Tôi rút ra được những kinh nghiệm sau:
- Một là : Định hướng khai thác nội dung cụ thể để lựa chọn trực quan phù hợp.
- Hai là: Xác định, chọn thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy - học.
- Ba là: Khi sử dụng giúp học sinh, quan sát, mô tả và liên tưởng, phân tích, tổng hợp tư duy từ quá trình quan sát thì còn cần phải có hệ thống câu hỏi dẫn dắt hợp lí.
- Bốn là: Không lấy trực quan làm phương pháp trung tâm để khai thác một văn bản nào đó.
III- Ý KIẾN ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ :
Các giải pháp về việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan như tôi đã trình bày trên đây ngoài việc sử dụng tranh ảnh , bảng phụ là đồ dùng truyền thống khi dạy văn bản thì hướng tiếp cận mà tôi hướng tới là vận dụng công nghệ thông tin vào mỗi bài dạy do vậy tôi có những đề xuất sau đây: Đối với BGH các trường:
- Xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện để giáo viên vận dụng công nghệ thông tin vào dạy - học .
- Tích cực, thường xuyên bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên chưa thành thạo. 
- Thường xuyên động viên, khích lệ (có thưởng nếu giờ dạy đạt kết quả cao) giáo viên vận dụng trang thiết bị hiện đại một cách có hiệu quả.
Trên đây là những điều tôi đã nhìn thấy, những suy nghĩ, những việc tôi đã làm trong thực tế giảng dạy bộ môn ngữ văn. Tôi mạnh dạn đưa ra để các anh, chị ,em đồng nghiệp tham khảo, góp ý kiến. 
Chúng ta hãy cùng nhau nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần nhỏ trong việc đào tạo chủ nhân tương lai của đất nước chủ động sáng tạo hội nhập; đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội hiện đại.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn bè, anh, chị em, đồng nghiệp. 
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Phương pháp dạy - học văn (Tập 1,2) NXB Đại học sư phạm
2, Dạy học văn bản ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt - NXB giáo dục.
3, Sách bồi dưỡng ngữ văn (các khối lớp 6,7,8,9) NXB giáo dục.
4, Sách giáo khoa ngữ văn (Các khối lớp 6,7,8,9) NXB giáo dục.
5, Luật giáo dục 2005 (Điều 28 khoản 2)
6, Chuyên đề : Một số phương pháp dạy học tích cực của PGS.TS Vũ Hồng Tiên
7, Trực quan sinh động xưa và này của tác giả Trần Đăng Khoa.
8, Một số vấn đề về đổi mới PPDH môn Ngữ văn.(Tài liệu tập huấn của bộ giáo dục).
9, Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007) môn ngữ văn quyển 2
10, Văn bản " Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn, trình bày theo cách thức chiếu, chỉ, viết bằng chữ Hán của tác giả Nguyễn Văn Mai.

File đính kèm:

  • docskkn_thuc_trang_cua_viec_su_dung_do_dung_truc_quan_trong_bo.doc