SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong quá trình dạy học văn bản “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) môn Ngữ Văn 9 – Trường PTDTBT THCS Hai Bà Trưng
Nói đến văn học là nói đến thế giới của ngôn từ và hình tượng. Chính vì thế trong mắt mọi người đôi lúc thế giới đó hiện lên vô cùng mơ hồ và khó hiểu. Đặc biệt là học sinh bậc THCS lại là người dân tộc khi mà vốn sống, vốn hiểu biết, vốn từ ngữ của các em quá ít thì thế giới đó lại càng mơ hồ và khó hiểu hơn bao giờ hết. Có lẽ vì thế mà các em chán học văn. Trong lúc đó các môn học khác như: Toán học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử, GDCD… kiến thức lại rất rõ ràng, cụ thể các em đọc là có thể hiểu ngay chứ không mơ hồ như văn học. Trong thời gian gần đây, trên phương tiện thông tin đại chúng, trong các cuộc hội thảo khoa học có không ít ý kiến phàn nàn về tình trạng dạy và học môn Ngữ Văn ở trong nhà trường phổ thông. Tình trạng đó đặt ra cho mọi giáo viên dạy môn Ngữ Văn một câu hỏi, một nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng cho học sinh cách suy nghĩ để phát triển tư duy nhận thức, tư duy sáng tạo và năng lực vận dụng. Giờ Văn phải đem đến cho học sinh những hứng khởi đam mê nhằm hạn chế tình trạng "chán học văn".
Thực ra để có một giờ học thành công cần phải có nhiều yếu tố mà trước hết là sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh. Đồng thời người thầy phải có lòng nhiệt tình say mê sáng tạo vì học sinh thân yêu. Xuất phát từ thực tế đó, trong Sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đề cập đến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Ngữ văn 9, tập 1 nhằm đưa ra hệ thống câu hỏi, các hướng tích hợp với các bộ môn khác nhằm giúp cho đồng nghiệp trong trường khai thác văn bản này đạt hiệu quả cao hơn. Tôi rất mong sự tham khảo và bổ sung của đồng nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong quá trình dạy học văn bản “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) môn Ngữ Văn 9 – Trường PTDTBT THCS Hai Bà Trưng

, biết chiến đấu vì lí tưởng. Hình ảnh “Trái tim” đã toả sáng, chói ngời cả bài thơ. Cội nguồn sức mạnh của người cầm lái được tích tụ kết đọng lại ở trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương. Chính lí tưởng sống, tình yêu tổ quốc, ý thức tinh thần trách nhiệm đã khích lệ động viên người chiến sĩ vận tải vượt qua tất cả, với một quyết tâm sắt đá “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải quyết tâm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”. Như vậy ta có thể thấy chân lí sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ mà là con người. Có lẽ vì thế cho nên chính họ chứ không phải là ai khác đã làm nên một chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại, cho Bắc Nam sum họp một nhà trong khúc ca khải hoàn chiến thắng. - GV trình chiếu video hình ảnh những đoàn xe Trường Sơn trích trong bộ phim tài liệu “Đường Trường Sơn tuyến hậu cần huyền thoại – Tập 5” của Đài truyền hình Việt Nam. H? Qua hình ảnh người lính trong bài thơ, em có suy nghĩ, cảm xúc gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước? H? Trong thời gian vừa qua việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa của nước ta gợi cho em cảm xúc gì? H? Nếu Tổ quốc cần, em có sẵn sàng lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc hay không? Theo em, trách nhiệm của người thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước hiện nay là gì? (Học sinh dựa vào kiến thức của môn GDCD Lớp 9 ở các Bài 11: Trách nhiệm của Thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc để trả lời) - GV trình chiếu phần tổng kết 1. NT: Ý nào sau đây không đúng với những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” a. Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. b. Sử dụng ngôn ngữ đời sống, nhịp điệu linh hoạt, giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. c. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng. 2. ND: Ý nào nói đúng nhất nội dung chính của bài thơ. a. Bài thơ thể hiện tình động chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thê hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần củangười lính cách mạng. b. Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính để làm nôi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam. c. Bài thơ là lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị mà hiền hậu. - Yêu cầu HS lựa chọn các đáp án đúng. - GV nhận xét chốt lại phần nội dung, nghệ thuật. - GV chốt: Như vậy bài thơ đã khép lại, nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi về hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ, một thế hệ thanh niên anh hùng, sống đẹp, ý thức sâu sắc về tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ trước vận mệnh đất nước, trong gian khổ hi sinh vẫn phơi phới niềm tin. Đó cũng là vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam anh hùng, các em sẽ còn được tìm hiểu qua những áng văn xuôi đặc sắc: Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Không những thế nó còn đánh thức, khơi gợi trong mỗi chúng ta lí tưởng sống cao cả, những tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng để ta phải suy ngẫm về thái độ sống của mình. - GV mở băng và trình chiếu bài hát “Cô gái mở đường” cho HS nghe - GV nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm, biểu dương, khen ngợi. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập - HS đọc diễn cảm bài thơ I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: (1941-2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. - Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Thơ ông thường viết về người lính, nữ TNXP trên tuyến đường TS với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên mà sâu sắc. - Tác phẩm chính: Vầng trăng - quầng lửa; Thơ một chặng đường 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1969, giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ, in trong tập thơ "Vầng trăng - quầng lửa II. Đọc -hiểu văn bản Đọc: - Văn bản - Chú thích Phân tích a. Hình ảnh những chiếc xe không kính - Không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước -> Xe bị hư hại, trần trụi biến dạng -> Điệp từ, điệp ngữ, giọng điệu hồn nhiên, vui đùa, ngang tàng, tự nhiên gần với văn xuôi => Chiến tranh vô cùng khốc liệt, những chiếc xe dù bị biến dạng vẫn băng băng ra chiến trường. b. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn * Tư thế người lính: - "Ung dung buồng lái nhìn thẳng" - "Nhìn thấy gió ùa vào buồng lái" -> Đảo ngữ, điệp ngữ, liệt kê, so sánh, nhân hóa => Tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin, kiên cường, dũng cảm, coi thường hiểm nguy. * Tin thần, thái độ: - "Không có kính ...có bụi ...Chưa cần rửa – phì phèo... cười ha ha” - " Không có kính ...ướt áo ...Chưa cần thay...” -> Giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch, từ tượng thanh, tượng hình, điệp cấu trúc: ừ thì, chưa cần, => Tâm hồn sôi nổi, trẻ trung, lạc quan, yêu đời, ngang tàng, tinh nghịch bất chấp khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. * Tình đồng đội: - "Những chiếc xe họp thành tiểu đội - Bắt tay qua cửa kính - bếp Hoàng Cầm - chung bát đũa ...” -> Không khí đầm ấm, yêu thương, đoàn kết, thân ái, chia sẽ gian nguy, tâm hồn cởi mở => Tình đồng chí, đồng đội hết sức cao đẹp. * Ý chí chiến đấu: - Xe vẫn chạy vì Miền Nam...” Chỉ cần...có một trái tim” -> Đối lập, hoán dụ, từ ngữ đặc sắc => Tình yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu, khát vọng giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước Tổng kết Nghệ thuật: - Sáng tạo hình ảnh độc đáo - Giọng điệu ngang tàng, sôi nổi, trẻ trung, - Kết hợp linh hoạt thể thơ bảy chữ, tám chữ b. Nội dung: Bài thơ khắc họa thành công hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính. Qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trong những năm tháng chống Mỹ với tư thế hiên ngang, dũng cảm, tinh thần lạc quan, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam III. Luyện tập 4. Củng cố: GV dùng sơ đồ tư duy để củng cố nội dung bài học 5. Dặn dò - Học thuộc lòng bài thơ - Giáo viên phân nhóm học sinh thực hành trải nghiệm: + Nhóm 1: Vẽ tranh về hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ theo cảm nhận của em. + Nhóm 2: Sáng tác một bài thơ viết về đề tài người lính (Khuyến khích học sinh làm thơ 8 chữ). + Nhóm 3: Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ qua hình ảnh những người lính trong bài thơ. IV. Kết quả thực hiện Qua thực tế tích hợp kiến thức liên môn trong quá trình dạy học văn bản: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", tôi nhận thấy nhìn chung các em đều có ý thức đọc bài, soạn bài, tìm kiếm tư liệu đọc thêm để hiểu sâu hơn về bài học. Trong giờ học các em say mê, hứng thú, chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài và hiểu bài nhanh hơn, việc vận dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu của giáo viên trong tiết học cũng tốt hơn dẫn đến kết quả khảo sát khả quan hơn nhiều so với trước đó. Cụ thể: SS Trước khi vận dụng Sau khi vận dụng 26 Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 7,8 % 15,3 % 57,7 % 19,2 % 19,2% 30,7 % 38,5 % 11,5 % Đồng thời để kiểm tra thái độ của các em đối với môn học có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hay không, tôi đã phát phiếu thăm dò sự hứng thú sau khi học xong tiết học. Kết quả cụ thể như sau: SS Trước khi vận dụng Sau khi vận dụng Thái độ của em đối với môn Ngữ văn Thái độ của em đối với môn Ngữ văn 26 Rất thích Bình thường Không thích Rất thích Bình thường Không thích 19,2 % 42,3 % 38,5 % 38,5 % 38,5 % 23,0 % III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ tiết học thực tế có thể thấy rằng, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kì mới. Một giờ dạy thành công là kết quả của một quá trình dài học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, là sự kết hợp của tất cả các yếu tố: Kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, ngôn ngữ, lòng nhiệt tình say mê, sự năng động, sáng tạo...Chính vì lẽ đó muốn nâng cao chất lượng dạy học, kích thích được hứng thú, lòng đam mê học tập của học sinh thì trước hết người giáo viên phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, trau dồi về mọi mặt. Trong qúa trình soạn giảng, tiếp cận các văn bản người giáo viên phải bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng, tập hợp những kiến thức liên môn cần bổ trợ cho bài dạy, mạnh dạn thể nghiệm phương pháp dạy học mới để đúc rút kinh nghiệm. 2. Kiến nghị 2.1. Với các cấp quản lý giáo dục - Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên bằng các chuyên đề thiết thực. - Tổ chức nhiều hơn nữa các tiết dạy học theo phương pháp đổi mới phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh và chất lượng giảng dạy đối với bộ môn Ngữ văn. - Phổ biến các kinh nghiệm có tính ứng dụng cao trong giảng dạy đến từng giáo viên các nhà trường. 2.2. Đối với giáo viên - Không ngừng học tập, trau dồi tư tưởng, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. - Tích cực và năng động hơn nữa trong quá trình đổi mới PPDH để thường xuyên có những giờ văn khơi gợi sự hứng thú, say mê nơi học sinh từ đó làm cho các em yêu thích hơn môn văn học. Trên đây là vốn kinh nghiệm ít ỏi của tôi về cách thức tổ chức 1 tiết dạy Ngữ văn theo hướng đổi mới. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã ra sức học hỏi, tìm tòi, thử nghiệm.. và đã tổ chức thành công tiết học này cho học sinh lớp 9, trường tôi. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá mới mẻ, cho nên trong trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chắc còn nhiều thiếu sót, tôi mong được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ./. Sa Bình, tháng 12 năm 2018 Tác giả Phạm Thị Lan Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên Ngữ văn 9- tập 1. 2. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1 3. Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9 theo hướng tích hợp NXB Đại học Sư phạm. 4. Nhà thơ Phạm Tiến Duật và bài thơ Tiểu đội xe không kính. 5. Văn học và tuổi trẻ số 15 ( tháng 12/2006), trang 8 6. Văn học và tuổi trẻ số 153 (tháng 12/2007),trang 64 7. Tổ hợp đề ôn tập Ngữ văn 9 THCS và thi vào lớp 10 NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 8. “ Đường Trường Sơn – Con đường huyền thoại và thi ca ” của tác giả Nguyễn Văn Thanh 9. Phìm tài liệu: “ Con đường Trường Sơn, tuyến hậu cần huyền thoại” tập 5 của Đài truyền hình Việt Nam 10. Sách giáo khoa Lịch sử 9 11. Sách giáo khoa GDCD 9 12. Sách giáo khoa Địa lí 9 13. Sách giáo khoa GDCD 7 14. Sách giáo khoa Mĩ thuật 6 15. Sách giáo khoa Toán 7 16. Sách giáo khoa Sinh học 9 Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA HỌC SINH Họ và tên học sinh: Lớp: Em hãy đánh dấu X vào câu trả lời mà em muốn chọn nhất: Câu 1: Môn học mà em yêu thích nhất là: A. Môn Toán D. Môn Sinh B. Môn Văn E. Môn Sử C. Môn Tiếng Anh F. Môn Địa Ý kiến khác: .. Câu 2: Em thích môn học trên vì: A. Nội dung kiến thức rõ ràng, dễ hiểu B. Em được học tập tích cực C. Em hiểu bài sâu sắc Ý kiến khác: .. Câu 3: Thái độ của em với môn Ngữ văn như thế nào? A. Rất thích B. Bình thường C. Không thích Câu 4: Hãy cho biết những hoạt động của em trong giờ học môn Ngữ văn? Các hoạt động Mức độ hoạt động Thường xuyên Đôi khi Ít khi A. Nghe GV giảng và ghi chép B. Đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi C. Tự đọc và hiểu nội dung các tác phẩm D. Vận dụng kiến thức để luyện tập E. Tự tìm hiểu các từ ngữ khó hiểu trong khi chuẩn bị bài F. Tự đưa ra vấn đề mà em quan tâm G. Luôn đọc và soạn bài đầy đủ H. Giải quyết vấn đề học tập dựa vào hiểu biết thực tế của em Phụ lục 2: PHIẾU KIỂM TRA SAU TIẾT HỌC Họ và tên học sinh: Lớp: Câu 1: Hãy dùng 3 tính từ để nói về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc sau khi học xong Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)? Câu 2: Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước? Câu 3: Là thanh niên trong thời đại mới, em cần phải làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của các thế hệ đi trước? BÀI LÀM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
skkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_qua_trinh_day_hoc_van.doc