SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở Trường THCS
Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Trước tình hình đó, dạy học trực tuyến là hình thức phù hợp với thực tế. Với phương châm "tạm dừng đến trường không dừng học", những tháng đầu năm, mặc dù học sinh không đến trường do dịch Covid-19 nhưng vẫn được tiếp cận với kiến thức, với thầy cô giáo, được kết nối qua môi trường mạng. Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua khẳng định ngành giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để ứng dụng công nghệ thông tin để chất lượng giờ học trực tuyến được nâng cao hơn.
Trong lĩnh vực giáo dục cũng có sự đổi mới toàn diện và sâu sắc. Ngược dòng thời gian trở về với những giờ dạy học văn theo phương pháp truyền thống, chúng ta dễ dàng nhận thấy một không khí hết sức lí tưởng: Thầy miệt mài giảng bài, trò chăm chú theo dõi, ghi chép ... Cách dạy và học ấy khiến học sinh trở nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Do đó, cần phải thay đổi khi xã hội hiện nay cần những con người năng động, có nhiều kỹ năng để bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại. Vì vậy, phương pháp dạy học mới đã thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống, trong đó, người thầy chỉ là người truyền thụ kiến thức, học trò là người chủ động tiếp nhận kiến thức; dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; dạy học bằng cách tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học, dạy học theo hướng tích hợp liên môn. v.v... Những PPDH theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề các có điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin và trò chơi học tập rộng rãi. Đặc biệt là trong hoàn cảnh dịch Covid 19, HS phải học online với các thiết bị điện tử - đây cũng là lúc để HS tiếp cận nhiều hơn, sâu hơn với công nghệ thông tin và các trò chơi học tập.
Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn, bản thân tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để giờ dạy của mình thu hút được sự chú ý của học sinh, làm thế nào để tiết học sinh động hấp dẫn ? Đặc biệt để giờ học trực tuyến không khô khan, nhàm chán, tương tác một chiều thì nhờ sự xuất hiện của công nghệ thông tin đã giúp tôi tháo gỡ những băn khoăn này.
Thực tế hiện tại, có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ như Padlet, Canva, Quizzi, World Wall; Blooket… khi tìm hiểu, tôi nhận thấy ưu điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trong dạy học là giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Những ngân hàng dữ liệu kiến thức khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn giảng của giáo viên. Ngoài ra, các thầy cô không chỉ bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. Với môi trường đa phương tiện đã phát huy một cách tối đa đa giác quan của người học. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy , dễ tiếp thu. Nhờ ứng dụng CNTT vào giảng dạy, giáo viên chủ động hơn trong kế hoạch bài giảng của mình, dễ dàng tìm kiếm các tài nguyên phục vụ bài giảng, tạo mạch liên kết giữa các đơn vị kiến thức tự nhiên, hợp lý hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở Trường THCS

súng trăng treo”, hình ảnh đó gợi cho em những liên tưởng gì? Gv chốt: Ba câu thơ cuối ngắn gọn, hàm súc mà vô cùng ý nghĩa với ba hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, khẩu súng và vầng trăng.Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sỹ và thi sỹ được hài hoà trong cuộc đời người lính cách mạng- Anh bộ đội Cụ Hồ. Xa hơn đó là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến- nền thơ ca kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. Chính vì ý nghĩa mang tính biểu tượng, khái quát cao mà cụm từ này đã trở thành nhan đề của cả tập thơ chống Mỹ của Chính Hữu. 3. Biểu tượng đẹp của tình đồng chí a, Hoàn cảnh - Không gian: Rừng - Thời gian: Đêm - Thời tiết: Sương muối - Thời điểm: Trước một trận chiến -> Hoàn cảnh khắc nghiệt, khốc liệt b, Hình ảnh người lính Tư thế: - Chủ động “chờ” giặc - Đứng cạnh bên nhau -> Ung dung, chủ động, kề vai sát cảnh - Tâm hồn lãng mạn, thanh thản c, Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” - Thực tiễn chiến đấu - Hình ảnh giàu sức gợi: + Sự kết hợp hài hòa giữa súng và trăng + Gợi vẻ đẹp tình đồng chí sáng trăng + Vẻ đẹp tâm hồn người lính + Nét đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam => Biểu tượng của thơ ca kháng chiến. - GV mời nhóm 2 “NGÔI SAO TRÊN MŨ” thuyết trình sơ đồ tư duy để tổng kết bài học Gv nhận xét, bổ sung Gọi Hs đọc ghi nhớ III. Tổng kết Ghi nhớ SGK 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bài tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh minh họa trong SGK ? Bức tranh ở sách giáo khoa minh họa cho phần nào của bài? Em hãy thử đặt tên cho bức tranh ấy. HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS Gv có thể đặt các nhan đề khác nhau: Đầu súng trăng treo, Bên nhau chờ giặc, Vầng trăng và người lính, . 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành nhiệm vụ b) Nội dung: + Nhóm 3: Sưu tầm những vần thơ hay về hình ảnh người lính + Nhóm 4: Sưu tầm những hình ảnh đẹp của người lính trong thời chiến và thời bình. Các nhóm trình bày và nhận xét c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv mời nhóm 3 và nhóm 4 trình bày phần chuẩn bị - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS * Nội dung lồng ghép quốc phòng an ninh: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh. Gv chiếu thêm các hình ảnh người lính hiện nay nhất là trong thời kì chống dịch Covid 19 các chiến sĩ cũng đã xung phong vào tâm dịch để hỗ trợ người dân. * CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Gv chốt kiến thức bài học, nhận xét phần thể hiện của 4 đội trong tiết học, đánh giá cho điểm. a. Bài vừa học: - Học thuộc lòng bài thơ và nắm chắc nội dung phần Ghi nhớ. - Nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của văn bản. - Hoàn thành các câu hỏi phần luyện tập: Viết đoạn văn, trình bày cảm nhận của em về ba câu thơ cuối. b. Chuẩn bị bài mới: - Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu để chuẩn bị soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Nhóm 1: Tìm hiểu và sưu tầm tài liệu về nhà thơ Phạm Tiến Duật - Nhóm 2: Tìm hiểu nét khái quát văn bản: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.” - Nhóm 3: Sưu tầm những hình ảnh về người lính lái xe Trường Sơn - Nhóm 4: Sưu tầm và thể hiện một ca khúc về người lính lái xe. PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN MINH HỌA 2 Tiết 14 LÃO HẠC (tiết 1) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Trình bày được ít nhất 7 thông tin về tác giả, tác phẩm của văn bản Lão Hạc (tên tác giả, tên văn bản, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, phương thức biểu đạt, bố cục,). - Hiểu được hoàn cảnh nghèo khổ, đáng thương của lão Hạc nói riêng và người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nói chung. 2. Năng lực: - Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, tư duy, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin - Năng lực chuyên biệt: + Trình bày cá nhân về một vấn đề văn học + Cảm thụ văn học về nhân vật + Sáng tạo trong văn học 3. Phẩm chất - Cảm thông, chia sẻ với bi kịch của người nông dân. - Trân trọng những vẻ đẹp của họ - Yêu văn học II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, - Laptop, phần mềm palet, video, tranh ảnh, 2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK, làm việc theo dự án đã giao. - Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết về tác giả - Nhóm 2: Trình bày khái quát về tác phẩm - Nhóm 3: Đọc - tóm tắt lại văn bản “Lão Hạc” - Nhóm 4: Trình bày ấn tượng ban đầu về nhân vật lão Hạc. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm/ tham gia trò chơi. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHÂM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv chiếu video : “Theo dòng lịch sử” ? Dựa vào những thông tin trong video cùng hiểu biết của bản thân, nêu suy nghĩ của em về cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ. Cuộc sống của người nông dân trong xã hội là những bi kịch của cái đói, cái nghèo, của cuộc đời đầy những giọt nước mắt. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Hs quan sát, trải nghiệm giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS phát biểu cá nhân. - Trao đổi, thảo luận. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả hoạt động. - GV dẫn vào bài mới: Các em thân mến! Chắc hẳn chúng ta không khỏi xúc động và đau xót khi xem video vừa rồi, đó quả là một thời kì bi thương của dân tộc ta. Cái nghèo đã giết chết bao nhiêu con người, đặc biệt là những người nông dân – họ phải hứng chịu bi kịch chung về cái nghèo. Bi kịch ấy đã đi vào trong những trang văn của nhà văn Nam Cao như một minh chứng hùng hồn về số phận của người nông dân trước CM tháng 8. Để hiểu rõ hơn về điều đó, mời các em cùng đi vào nội dung của bài học. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: - Biết được một số thông tin về tác giả Nam Cao. - Nắm được thể loại, ngôi kể, tóm tắt truyện “Lão Hạc”. - Hiểu được hoàn cảnh đáng thương của nhân vật Lão Hạc nói riêng và người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nói chung. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản. - Đồng cảm với số phận nhân vật, trân trọng những vẻ đẹp của họ. b. Nội dung: Hs làm phiếu học tập số, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở đàm thoại, tổ chức trò chơi trắc nghiệm. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát văn bản chung - Học sinh nhóm 1 : “CHÂN DUNG NGHỆ SĨ” trình bày phần giới thiệu về tác giả Nam Cao (qua video trình bày bằng app Canvas) - GV gọi HS nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, chốt, bổ sung - Học sinh ghi chép đề mục chính vào vở - Bút danh: Nam Cao Quê của Nam Cao ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân -> Bút danh Nam Cao này được lấy từ hai tiếng đầu, tên mảnh đất mà ông sinh ra. Qua bút danh Nam Cao ta thấy rằng: Ông là con người rất nặng lòng với quê hương và sự gắn bó của ông với con người ở làng quê. I. Đọc – hiểu khái quát văn bản 1. Tác giả - Tiểu sử: + Nam Cao (1917 - 1951) + Tên khai sinh: Trần Hữu Tri + Quê: làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. + Ông sinh ra trong một gia đình nông dân, đông con. - Phong cách sáng tác: Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách Mạng tháng Tám với những tác phẩm văn xuôi viết về người nông nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn mỏi, bế tắc trong XH cũ. - Tác phẩm chính: Chí Phèo (1941), Giăng Sáng (1942), Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943), Sống mòn (1944), Đôi Mắt (1948) Nhóm 2 “ “DẤU ẤN VĂN HỌC” trình bày khái quát về tác phẩm (Qua trình chiếu powerpoint) Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Gv đánh giá, nhận xét - Chú ý: mốc thời gian sáng tác, tác phẩm là năm 1943. Bởi 1943 là năm mà phát xít Nhật đã vào Đông Dương Việt Nam, đẩy nhân dân vào nỗi khổ khủng khiếp (đó là cái đói). Chính vì vậy, Nam Cao một người con sinh ra từ làng quê, sống gần gũi với người nông dân. Ông thấu hiểu tất cả nỗi khổ của họ, ông viết tác phẩm này như một khẳng định giá trị của người nông dân trong hoàn cảnh đói khổ. Nhóm 3: “KẾT NỐI SỰ KIỆN” trình bày tóm tắt văn bản “Lão Hạc” (thuyết trình bằng tranh vẽ hoặc tranh sưu tầm) Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá Gv điểm lại một số sự việc chính trong văn bản 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: “Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân, đăng báo lần đầu năm 1943. b. Ngôi kể: Thứ nhất c. PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. d. Bố cục: Ba phần e. Các sự việc chính: SV1: Hoàn cảnh sống của lão Hạc SV2: Những ngày tháng lão Hạc bên con Vàng. SV 3: Lão Hạc sau trận ốm SV4: Sự chuẩn bị chu đáo cho cái chết thầm lặng của lão Hạc. SV5: Cái chết dữ dội nhưng thanh thản của lão Hạc. ? Vì sao tác giả lại đặt tên tác phẩm là “Lão Hạc”? Em có ẩn tượng gì về nhân vật này sau khi đọc văn bản ở nhà? Nhóm 4: “NHÂN VẬT TÔI YÊU” trình bày suy nghĩ (Bằng một video ngắn thiết kế trên app Canvas hoặc Viva Video) Các nhóm đánh giá, nhận xét Gv bổ sung: Với nhan đề ngắn gọn là “Lão Hạc” mà Nam Cao đặt cho tác phẩm của mình, giúp cho chúng ta biết được nhân vật trung tâm của tác phẩm là “Lão Hạc” và mọi diễn biến của tác phẩm sẽ xoay quanh cuộc đời, số phận của người nông dân là Lão Hạc. - Lão: gợi sự già nua. - Hạc: là tên một loài chim lớn, cao cẳng, cổ và mỏ dài. Và người ta thường dùng loài chim này để tượng trưng cho sự sống lâu. Vậy, liệu nhân vật lão Hạc trong tác phẩm này của Nam Cao có sống trường thọ như cái tên của lão hay không? Cô và trò chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tác phẩm này để trả lời cho câu hỏi đó. g. Nhan đề “Lão Hạc”: - Nhân vật trung tâm: Lão Hạc - Gợi sự tò mò về số phận của nhân vật. --> nổi bật chủ đề của văn bản * Hoạt động 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết HOẠT ĐỘNG NHÓM - Hình thức: Hoạt động nhóm trên Zoom Metting, cả lớp chia 5 nhóm theo cách chia tự động. - Thời gian: 5 phút thảo luận, 1 phút đăng trên Padlet và trình bày - Nội dung : ? Em hãy nêu hoàn cảnh sống của lão Hạc? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống đó của lão? Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv chữa, nhận xét và đánh giá điểm. - Hs quan sát Padlet và ghi bài của nhóm bạn đúng nhất sau khi Gv chuẩn hóa kiến thức GV bình chốt: Như vậy, ta có thể thấy hoàn cảnh sống của lão Hạc thật nghèo khó về vật chất. Người ta thường nói:“Trẻ cậy cha, già cậy con” nhưng lão Hạc đã già mà vẫn phải đi làm thuê để kiếm sống. Lão không chỉ khổ về vật chất mà lão còn khổ cả về tinh thần. Đã cuối đời nhưng lão vẫn phải sống cô đơn một mình trong sự day dứt, dằn vặt vì không lo được cho đứa con. Đó phải chăng là bi kịch của cái nghèo cứ đeo bám người nông dân trước CM tháng Tám. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Hoàn cảnh sống của lão Hạc * Vật chất: Một lão nông vất vả khi đã già: + Nhà nghèo, không đủ tiền lo đám cưới cho con. + Lão phải đi làm thuê để mưu sinh. + Có 3 sào vườn -> dành dụm cho con. -> Lão có một cuộc sống vật chất nghèo khó, cơ cực. * Tinh thần: Lão sống cô đơn, thui thủi một mình: + Vợ đã mất từ lâu. + Con trai đi đồn điền cao su, bặt vô âm tín, trước khi đi nó để lại con chó Vàng cho lão. -> Lão sống trong sự cô đơn, mong ngóng đứa con từng ngày. => Hoàn cảnh sống: Nghèo khó về vật chất, cô đơn, dằn vặt về tinh thần. III. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi Trồng tre giúp Gióng đánh giặc c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Tổ chức trò chơi “THỬ TÀI TRÍ NHỚ” (Qua ứng dụng Quizizz) - 2. Em thấy giữa hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc và chị Dậu có gì tương đồng không ? Từ đó em có nhận xét gì về số phận của người nông dân trước CM tháng Tám ? Gv gọi Hs bất kì trả lời III. Luyện tập - Họ là những người nông dân nghèo khổ, đáng thương, họ rơi vào những bi kịch tận cùng không lối thoát. - Số phận của họ xoay quanh bi kịch của cái nghèo – bi kịch chung của người nông dân trước CM tháng 8 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 1. HS tham gia trò chơi cá nhân qua ứng dụng, trả lời nhanh 5 câu hỏi trắc nghiệm. 2. Hs thấy có sự tương đồng cmt số 1 Hs không thấy có sự tương đồng cmt số 2 Bước 3: Báo cáo thực hiện kết quả nhiệm vụ 1. HS tham gia trò chơi trắc nghiệm 2. Trả lời cá nhân trong ô chát Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả hoạt động, mở rộng kiến thức HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - Giáo dục được cho HS tình yêu thương cha mẹ. b. Nội dung: Tổ chức cuộc thi “NGƯỜI CHA TRONG TRÁI TIM EM” c. Sản phẩm học tập: Bài giới thiệu về người cha thân yêu của mình. d. Tổ chức thực hiện: - HS trình bày, thuyết trình về một nhân vật anh hùng, bài viết đươc gửi lên PADLET. GV mở rộng và giáo dục HS về tình yêu thương cha: Các em ạ ! Cha luôn dành tình cảm cho chúng ta vô điều kiện. có những lúc ta khiến cha buồn, ta cáu gắt và không vâng lời, ta quên đi nỗi buồn của cha để nghĩ đến sự ích kỉ của bản thân. Nhưng các em biết không ? Dù sao đi chăng nữa thì cha vẫn luôn là điểm tựa, là bến đỗ bình an của chúng ta. Lão Hạc cũng vậy, tình yêu của lão dành chi đứa con trai hơn cả tính mạng lão. Cái bi kịch ấy, tình yêu thương ấy sâu nặng đến mức nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học sau các em nhé ! * CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Gv chốt lại nội dung tiết học - Nhắc nhở, phân công nhiệm vụ tiết học sau: + Nhóm 1: Tình cảm của lão Hạc đối với con chó Vàng + Nhóm 2: Trình bày diễn biến tâm trạng của lão Hạc trước khi bán con chó Vàng + Nhóm 3: Trình bày diễn biến tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng + Nhóm 4: Những nét đặc sắc về nghệ thuật khi khắc họa nhân vật lão Hạc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Nxb Đại học Sư phạm Kỹ thuật thanh phố Hồ Chí Minh. 2. Dạy và học tích cực NXB Đại học Sư phạm 3. Lý luận dạy học hiện đại. NXB Đại học Sư phạm 4. Công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB giao dục Việt Nam 5. Sách giáo khoa Ngữ văn 8,9 – NXB giáo dục Việt Nam. 6. Phân tích, bình giảng thơ văn 9 – NXB Đại học quốc gia Hà Nội 7. Kĩ năng dọc – hiểu văn bản Ngữ văn 8 – NXB giáo dục Việt Nam
File đính kèm:
skkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_giang_day_bo_mon_ngu.docx