SKKN Ứng dụng kiến thức Stem vào dạy phần đọc hiểu Ngữ Văn 7 sách chân trời sáng tạo cho học sinh Trường THCS Mỹ Phước
Nâng cao chất lượng giáo dục hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu với ngành giáo dục. Với xu thế dạy học hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy và học là một nhu cầu thiết yếu trong giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận STEM cũng nằm trong xu thế này. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Điều này sẽ định hướng và tác động rất lớn đến chương trình giáo dục ở các bậc học. Đặc biệt là nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Đối với môn Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc trau dồi tư tưởng, tình cảm của học sinh. Thông qua bộ môn cùng với sự truyền thụ của người thầy, người cô các bạn học sinh sẽ lĩnh hội được cái hay, cái đẹp ở mỗi tác phẩm văn học.
Đối với phương pháp dạy Ngữ văn theo hướng tiếp cận STEM trong giảng dạy có nhiều hình thức và tùy theo sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Nhà văn vĩ đại nước Nga M.Gooc-ki đã từng nói nói:“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở trong con người khát vọng hướng tới chân lý”. Văn học “Chắp đôi cánh” để các em học sinh đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hóa, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em tới đỉnh cao Chân - Thiện - Mĩ. Vì thế, người giáo viên dạy Văn không chỉ dạy chữ mà còn dạy người nhưng để có thể dạy người được thành công đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người dạy trên bục giảng.
Giáo viên truyền đạt, gửi gắm và nuôi dưỡng những tâm hồn thơ ngây trở thành những con người có ích cho xã hội. Với các phân môn Ngữ văn thì phần đọc hiểu khá quan trọng, không chỉ truyền đạt kiến thức cho các em về các lĩnh vực trong cuộc sống mà đặc biệt là văn chương. Phần đọc hiểu còn là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao thế hệ về lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước tha thiết,…đặc biệt trong xu thế dạy học hiện nay thì phần đọc hiểu cũng rèn cho học sinh khá nhiều những kĩ năng thiết yếu trong đời sống. Ứng dụng STEM trong dạy học, dường như mọi người chỉ nghĩ ngay đến những môn học khoa học tự nhiên chứ ít ai nghĩ sẽ ứng dụng hiệu quả trong giảng dạy các môn khoa học xã hội. Nếu như ứng dụng STEM vào dạy học thiên về các môn khoa học tự nhiên nhằm khám phá các hiện tượng, sự vận động máy móc, nghiên cứu và sáng chế ra các loại động cơ, phản ứng hóa học, sinh học, 1 vật lí để phục vụ cuộc sống thì các môn Khoa hoc xã hội đặc biệt là môn Ngữ văn ứng dụng STEM nhằm giúp học sinh vận dụng lí thuyết vào thường thức đời sống như làm món ăn, làm vật dụng trang trí, cũng có thể sáng chế những đồ vật để tưới cây, làm sạch không khí…điều đó có thể làm đẹp không gian sống góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc ứng dụng STEM trong dạy học Ngữ văn đặc biệt là kiến thức đọc hiểu sẽ góp phần khuyến khích học sinh tìm ra giải pháp thực tế, cụ thể về những hiện tượng trong đời sống được phản ánh trong tác phẩm đồng thời cũng rèn tư duy sáng tạo, liên hệ đến thực tế qua những khám phá về nội dung tác phẩm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng kiến thức Stem vào dạy phần đọc hiểu Ngữ Văn 7 sách chân trời sáng tạo cho học sinh Trường THCS Mỹ Phước

nhiệm vụ: thảo luận nhóm cặp đôi viết lên cây Tình bạn thông điệp và chủ đề mà văn bản muốn gửi gắm đến người đọc? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi - GV quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày câu trả lời - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm → làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc, tạo nên sự kết dính cho văn bản thơ, đồng thời tạo sức âm vang cho những “lời của cây” trong tâm hồn người đọc - Ngắt nhịp + Bài thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn 2/2 → Tạo nên nhịp điệu đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa cho thấy sự êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả + Trường hợp nhịp lẻ 1/3 “Rằng các bạn ơi” → Nhấn mạnh khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm 5. Chủ đề, thông điệp của bài thơ - Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên - Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. 26 vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Hoạt động 3: Tổng kết a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm - HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức III. Tổng kết 1. Nội dung - Lời của cây ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trình dành cho mầm cây. - Bài thơ như một bức thông điệp gửi đến người đọc: Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này 2. Nghệ thuật - Thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện: PHIẾU HỌC TẬP Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. 27 1. Nhà thơ Trần Hữu Thung quế ở đâu? A. Nghệ An. B. Lạng Sơn. C. An Giang. D. Hà Nội. 2. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Lời của cây cho ta biết điều gì? A. Khởi đầu của cây là mầm non. B. Khởi đầu của cây là hạt. C. Khởi đầu của cây là rễ cây. D. Khởi đầu của cây là sự chăm sóc của người trồng. 3. Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống đất, hạt cây như thế nào? A. Nằm yên không nói. B. Hạt năm lặng thinh. C. Hạt cây thì thầm. D. Hạt cười không nói. 4. Trong bài thơ Lời của cây, khi hạt nảy mầm, ta nghe được điều gì? A. Lời của cây và lời của người trồng cây. B. Lời của cây và tiếng gió thổi rì rào. C. Lời thì thầm của cây và tiếng chim hót líu lo. D. Bàn tay vỗ, tiếng ru hời. 5. Trong bài thơ Lời của cây, mầm cây kiểng điều gì? A. Gió bấc, sâu ăn mầm. B. Trời mưa giông, người phá hoại. C. Sương muối. D. Gió bấc, mưa giông. 6. Trong bài thơ Lời của cây, khi cây đã nở được vài lá bé, có điều gì đặc biệt? A. Cây bắt đầu bập bẹ. B. Cây cất tiếng hát. C. Cây thì thầm nhỏ to. D. Cây mỉm cười đón ánh bình minh. 7. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào? A. Hoán dụ, nhân hóa. B. So sánh, điệp ngữ. C. Nhân hóa, điệp ngữ. D. Nói quá, nhân hóa. 28 8. Bài thơ Lời của cây được ngắt nhịp như thế nào? A. Nhịp 1/3. B. Nhịp 3/1. C. Nhip 2/2 D. Nhịp tự do. 9. Bài thơ Lời của cây thể hiện thông điệp gì? A. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây cũng có tâm hồn như con người. B. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cho ta bóng mát. C. Hãy biết lắng nghe lời của cây, hãy yêu cây xanh, vì cây xanh là một phần cuộc sống tươi đẹp của chúng ta. D. Hãy biết lắng nghe lời của cây, vì cây xanh cung cấp oxy. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà) Hoạt động: Xây dựng phương án thiết kế tranh từ thực vật, vẽ tranh bảo vệ môi trường a) Mục tiêu: - Giới thiệu được thông điệp bảo vệ thiên nhiên - Xây dựng phương án thiết kế tranh từ thực vật, vẽ tranh bảo vệ môi trường để thể hiện thông điệp bảo vệ thực vật. b) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Lựa chọn phương án thiết kế tranh từ thực vật, vẽ tranh mang thông điệp bảo vệ môi trường - Thực hiện nhiệm vụ: HS báo cáo phương án thiết kế, các nhóm đặt câu hỏi, thảo luận. c) Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm HS lần lượt treo sản phẩm lên bảng và thuyết trình giới thiệu về quá trình thực hiện bức tranh, thông điệp của bức tranh. Thuyết trình giới thiệu sản phẩm trong 3 phút về những nội dung sau: + Thuyết trình giới thiệu về quá trình thực hiện bức tranh, thông điệp của bức tranh. + Tự nhận xét về sản phẩm của nhóm. Nêu khó khăn, kinh nghiệm hoặc chia sẻ quá trình làm (nếu có). d) Kết luận, nhận định: - GV kết luận về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng thực vật. - GV tổ chức đánh giá chéo giữa các nhóm về sản phẩm và GV đánh giá tổng kết. 29 Sản phẩm của học sinh minh họa cho phần Vận dụng 30 3. KẾT QUẢ Năm học 2022-2023 áp dụng biện pháp việc ứng dụng kiến thức STEM vào dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn 7 vào thử nghiệm: Tôi đã thu được những kết quả tích cực bước đầu. Hầu hết học sinh trong lớp 7 đều chủ động hoạt động, tích cực tham gia xây dựng bài, lớp học sôi nổi. Các em hiểu nội dung bài giảng sâu sắc hơn, có thói quen tự quan sát, tự nghiên cứu. Nhìn chung, các em phát huy tính tích cực, biết chủ động, tự giác lĩnh hội tri thức. Hiệu quả giờ học đọc hiểu cải thiện: Các em tìm thấy sự thoải mái, niềm hứng thú trong giờ đọc hiểu. Mối quan hệ bạn bè, thầy trò gắn bó hơn, không khí thi đua trong học tập của lớp sôi nổi hơn. Nhờ ứng dụng STEM với việc kết hợp các phương pháp dạy học mới với tinh thần đổi mới kết hợp với nhiều kĩ thuật dạy học tích cực khác trong tiết học, kết quả tiết dạy ngày càng nâng cao rõ rệt. Các sản phẩm STEM từ trong những bài đọc hiểu được sử dụng trong việc trang trí lớp học, nhà cửa giúp đời sống tinh thần trở nên phong phú, các bạn học sinh có cơ hội hòa nhập với bạn bè, thầy cô và thiên nhiên hạn chế trong việc sử dụng các thiết bị điện tử hay mạng xã hội. Từ đó nâng cao chất lượng học tập nói chung và học Ngữ văn nói riêng. Căn cứ vào số liệu thống kê điểm trung bình môn Ngữ văn năm học 2021-2022 khi chưa áp dụng giải pháp và năm 2022-2023 đã áp dụng giải pháp đã thấy rõ ưu điểm của giải pháp. Bảng thống kê đánh giá trung bình môn Ngữ văn qua năm học 2021-2022 và 2022-2023 Năm học 2021-2022 TT Khối Lớp G. V M. học TS 8.0-10 6.5-7.9 5.0-6.4 SL % SL % SL % 1 7 7A1 Trang N. Văn 30 24 80 6 20 0 0 2 7 7A2 Trang N. Văn 30 19 63.3 11 36.7 0 0 3 7 7A3 Trang N. Văn 30 21 70 9 30 0 0 Cộng theo Khối 7 90 64 71.1 26 28.8 0 0 Năm học 2022-2023 TT Khối Lớp G. V M. học TS 8.0-10 6.5-7.9 5.0-6.4 SL % SL % SL % 31 1 7 7A1 Trang N. Văn 31 27 87.1 4 12.9 0 0 2 7 7A2 Trang N. Văn 32 28 87.5 4 12.5 0 0 3 7 7A3 Trang N. Văn 31 27 87.1 4 12.9 0 0 Cộng theo Khối 7 94 82 87.2 12 12.8 0 0 Tỉ lệ giỏi TBM qua năm học 2021-2022 và 2022-2023 Trong thời đại Công nghệ 4.0, học sinh không mặn mà việc đọc sách, văn hóa đọc bị mai một. Học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn hay, một lời thơ đẹp. Bởi môn môn Ngữ văn là phương tiện, là người bạn tốt trên đường đời của học sinh giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn. Vì vậy, giáo viên kết hợp với những phương pháp dạy học mới cùng với việc ứng dụng STEM vào dạy học sẽ giúp học sinh hứng thú và yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ 1. Ý nghĩa biện pháp - Giáo dục STEM là định hướng giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là giai đoạn của thời đại phát triển khoa học kĩ thuật, Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Một giờ dạy đọc hiểu hiệu quả không chỉ giúp cho học sinh hứng thú học tập khơi gợi ở học sinh sự tìm tòi sáng tạo đạt hiệu quả trong kiểm tra và thi cử, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn. Bên cạnh đó, việc đổi mới các phương pháp giảng dạy phần đọc hiểu văn bản cũng như kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại sẽ giúp các em có cái nhìn bao quát và cảm nhận độc đáo về cuộc sống, vào quá trình rèn luyện xây dựng bản thân mình vừa thấu cảm những giá trị văn 0 20 40 60 80 100 2021-2022 2022-2023 7A1 7A2 7A3 32 chương vừa có những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. - Với việc ứng dụng kiến thức STEM vào dạy đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 – Chân trời sáng tạo, điều đó đã giúp các em có cái nhìn bao quát và cảm nhận độc đáo về cuộc sống, vào quá trình rèn luyện xây dựng bản thân mình, biết nhận thức những đức tính tốt để xây dựng bản thân thành những con người biết suy nghĩ và sống tích cực hơn. Đồng thời, giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày một cách thiết thực và hiệu quả nhất. - Ứng dụng STEM vào dạy học là một phương pháp mới dành cho các môn học đặc biệt là các môn lĩnh vực khoa học tự nhiên, tuy nhiên đối với các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cũng có những bài học vận dụng kiến thức STEM để làm giờ học trở nên sinh động hơn, tạo hứng thú học tập, óc quan sát, kĩ năng làm việc, thực hành ở các em học sinh. Từ đó, giáo viên có thể đưa môn học của mình gần với thực tiễn cuộc sống hơn, có ý nghĩa và giá trị to lớn trong việc giáo dục học sinh. 2. Bài học kinh nghiệm. - Việc ứng dụng STEM vào dạy học còn gặp nhiều khó khăn chính vì vậy thầy cô giáo cần có sự chủ động đầu tư, nghiên cứu kĩ bài trước khi lên lớp, chú trọng đến khâu soạn kế hoạch bài giảng và phương tiện dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy vì hình ảnh minh họa các bước tiến hành thực nghiệm, hiệu quả của quá trình thực nghiệm ứng dụng vào đời sống để tạo sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh. Kinh nghiệm cho ta thấy nếu giáo viên sử dụng tốt phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn, kết hợp nhiều phương pháp dạy học, không những tạo được sự chú ý mà còn phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Tuy nhiên việc thiết kế bài giảng có ứng dụng kiến thức STEM đòi hỏi người giáo viên bỏ ra công sức rất nhiều, từ khâu lựa chọn nội dung kiến thức các môn có liên quan để tích hợp vào bài giảng đến việc thiết kế hoạt động dạy học sao cho sinh động, phù hợp với tâm sinh lí của học sinh tạo được bầu không học tập sôi nổi vui tươi. Thực hiện biện pháp việc ứng dụng kiến thức STEM vào dạy đọc hiểu văn bản, đối với lớp 7 của trường THCS Mỹ Phước, tôi thấy rằng kiến thức các em tiếp thu được sau bài dạy một cách rõ ràng, sâu sắc và toàn diện hơn. Từ đó, các em có nhận thức tốt và có những suy nghĩ, hành vi tích cực hơn trong cuộc sống, các em không chỉ cảm thụ tốt văn bản mà các em còn có những hiểu biết về kiến thức đời sống. 3. Ý kiến đề xuất. 3.1. Đối với giáo viên: 33 - Để có những biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hay, đề tài nghiên cứu khoa học có hiệu quả, trước hết giáo viên cần nắm chắc đối tượng nghiên cứu. Cần có những khảo sát chất lượng cụ thể, có sự phân loại để theo dõi hiệu quả của việc vận dụng ở mức độ nào. Từ đó, tiếp tục có những điều chỉnh trong quá trình thực hiện. - Ứng dụng kiến thức STEM vào dạy học là một công việc không dễ dàng, đối với Ngữ văn thì càng khó tìm ra nội dung để ứng dụng. Tuy nhiên, nếu giáo viên chịu khó đầu tư nghiên cứu thì sẽ làm giờ dạy của mình thú vị, tạo được hứng thú và sự yêu thích bộ môn từ học sinh. Vì vậy, giáo viên hãy mạnh dạn ứng dụng kiến thức STEM vào dạy học phần đọc hiểu văn bản trong những bài học phù hợp. 3.2. Đối với nhà trường - Để tổ chức được một giờ học STEM một cách hiệu quả cần có sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu, các đồng nghiệp, quý phụ huynh. Vì vậy, để xây dựng được những tiết học Stem đạt hiệu quả, rất mong Ban giám hiệu nhà trường, quý đồng nghiệp và quý phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi về giờ giấc và kinh phí đồ dùng cho giờ học. - Thư viện điện tử cần có kế hoạch mở cửa, giáo viên quản lí nhằm tạo điều kiện cho học sinh tra cứu học tập trên Internet. 3.3. Đối với phụ huynh - Hướng dẫn và tạo cho con thói quen làm việc nhà, những công việc nhỏ đến những công việc phát huy những phẩm chất tốt đẹp của các em như cần cù, óc sáng tạo, phụ huynh cần nêu gương và kịp thời uốn nắn giúp các em hoàn thiện bản thân. - Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn Văn, giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Mỹ Phước, ngày 05 tháng 11 năm 2023 Người viết Huỳnh Thị Xuân Trang Phạm Chi Lan 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày 8/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Sách giáo khoa Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo, NXB giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Sách giáo viên Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo, NXB giáo dục. 6. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy STEM cấp trung học cơ sở - Tài liệu tập huấn STEM câp THCS của Bộ giáo dục và đào tạo - Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2, năm 2022. 7. Tài liệu Internet, truy cập ngày 22/8/2023.
File đính kèm:
skkn_ung_dung_kien_thuc_stem_vao_day_phan_doc_hieu_ngu_van_7.pdf