SKKN Vận dụng kiến thức lịch sử, kĩ năng sống và các giá trị đạo đức nhân văn truyền thống để giảng dạy Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong nhà trường bởi chức năng đặc biệt của nó. Nhà văn Mác-xim-Go-rơ-ki từng nói “Văn học là nhân học” dạy học văn là dạy người ta cách sống, cách làm người, cách ăn ở thủy chung, nhân hậu, biết trọng nghĩa khinh tài, biết yêu điều ngay thẳng và ghét sự độc ác, phản trắc, thiếu trung thực, gian tà. Đồng thời nó cũng là tiếng gọi cứu nước thấm đượm ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm, tràn ngập tình cảm anh hùng, khích lệ tinh thần dân tộc và lòng dũng cảm của mọi người, cổ vũ mọi người đóng góp hy sinh cho Tổ quốc, cho sự nghệp chung. Đó chính là giá trị văn học của dân tộc. Giá trị ấy phong phú trên nhiều mặt, bộc lộ mỗi thời một khác nhưng cùng vun đắp đời sống tinh thần dân tộc.

Hiện nay, do sự tiến bộ của kỹ thuật và sự phát triển nhanh của khoa học, một mặt xã hội đề ra những yêu cầu ngày càng cao đối với thế hệ trẻ, mặt khác cũng làm cho hứng thú và nguyện vọng của thế hệ trẻ ngày càng phát triển. Vì thế học sinh có điều kện để tìm hiểu tường tận để thỏa mãn hứng thú và nguyện vọng của mình thông qua mạng internet, sách tham khảo, học thêm, các lớp đào tạo kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp. Cũng bởi vì thế mà một bộ phận thế hệ tre sống cô đơn, gặp khó khăn trong việc trao đổi tâm tư, tình cảm với những người thân và bạn bè, thậm chí, có những người bị người thân, bạn bè xa lánh. Có điều đó bởi họ không học được kĩ năng sống, không biết cách ứng xử, cách thể hiện mình. Do đó đòi hỏi ở người giáo phải có tầm hiểu biết rộng, người thầy phải thường xuyên theo dõi những xu hướng, những định hướng của môn mình phụ trách. Đồng thời phải tự học, tự bồi dưỡng để cung cấp cho học sinh những kiến thức chuẩn xác và liên hệ được nhiều kiến thức cũ và mới, giữa bộ môn khoa học này với bộ môn khoa học khác và trang bị những hiểu biết về kĩ năng sống.

Hơn nữa, dạy văn không chỉ đơn thuần là dạy về kiến thức nghệ thuật hay nội dung của mỗi tác phẩm mà còn thông qua nội dung đó giáo dục cho học sinh những bài học về đạo đức, nhân sinh. Thế nhưng, trên thực tế, từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng…với lối sống ích kỉ, thực dụng…đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên.

docx 8 trang Trang Lê 16/03/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức lịch sử, kĩ năng sống và các giá trị đạo đức nhân văn truyền thống để giảng dạy Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng kiến thức lịch sử, kĩ năng sống và các giá trị đạo đức nhân văn truyền thống để giảng dạy Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

SKKN Vận dụng kiến thức lịch sử, kĩ năng sống và các giá trị đạo đức nhân văn truyền thống để giảng dạy Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởngvới lối sống ích kỉ, thực dụngđang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên. 
1.2 Mục đích nghiên cứu: 
Thông qua bài dạy giúp học sinh hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời tác phẩm, hiểu thêm truyền thống anh hùng của lịch địa phương. Đồng thời giúp các em có được những kĩ năng cần thiết, thông qua tác phẩm thấm nhuần những giá trị đạo đức nhân văn truyền trống cao đẹp của cha ông ta từ ngàn xưa để lại. 
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng: Tác phẩm Rừng xà nu 
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh THPT 
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 
- Phân tích 
- So sánh 
Phần 2: NỘI DUNG 
2.1. Tích hợp kiến thức Lịch sử: 
 Hoàn cảnh lịch sử nước ta năm 1965, hình ảnh Mĩ đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 8/3/1965. 
GV chốt kiến thức: 
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. 
- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân vào miền Nam bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. 
- Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước sục sôi đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung bộ. 
- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời. 
Khi tìm hiểu về các nhân vất 
- Cụ Mết: là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy. 
- T nú, Mai, Dít: là vẻ đẹp của thế hệ hiện tại (kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh) 
- Bé Heng: là thế hệ tiếp nối để  đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng. 
=> Cuộc chiến khốc liệt đòi hỏi mỗi người phải có sức trỗi dậy mãnh liệt. 
=> Họ là sự tiếp nối các thế hệ, làm nổi bật tinh thần bất khuất của dân tộc. 
GV tích hợp lịch sử, địa lí địa phương: A Lưới của chúng ta và Tây Nguyên có nhiều nét giống nhau: địa hình đồi núi, phần lớn đều là dân tộc thiểu số sinh sống, văn hóa của các dân tộc đặc trưng cho văn hóa cả một vùng. Do đó có thể nói A Lưới như mô hình thu nhỏ của Tây Nguyên. Hơn nữa, trong kháng chiến chống Mĩ, A Lưới cũng là một chiến trường ác liệt với nhiều trận đánh vang dội đi vào lịch sử như : Trận A Sầu, trận “Đồi thịt băm”,...  Trong Rừng xà nu, tác phẩm chủ yếu nói về một ngôi làng nhỏ ở Tây Nguyên đó là dân làng Xô man.Vì thế mà khi đọc tác phẩm Rừng xà nu, chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng A Lưới ở trong đó. 
          Hầu hết những nhân vật trong truyện ngắn đều được tác giả lấy từ nguyên mẫu ngoài đời, có thể nói họ là những con người anh hùng góp phần tạo nên một Tây Nguyên anh hùng và một đất nước Việt Nam anh hùng. Trên địa bàn A Lưới của chúng ta trong thời kì chống Mỹ cũng có những con người anh hùng như thế, em hãy kể tên một số anh hùng lực lượng vũ trang trên địa bàn mà em biết. 
HS: Kể tên các anh hùng: Hồ Đức Vai, Kan Lịch, Bùi Hồ Dục, Hồ A Nun, Hồ Thị Đơm, Cu Tríp, A Vầu (Anh hùng liệt sĩ), CănTréec (Anh hùng liệt sĩ). 
GV tiếp tục tích hợp lịch sử địa phương:  Nếu trong Rừng xà nu có các thế hệ nối tiếp nhau thì  trong trong thời kì chống Mỹ ở A Lưới chúng ta cũng có một  gia đình họ Hồ dân tộc Pa cô với hai thế hệ là các anh hùng lực lượng vũ trang: Hồ Đức Vai (chú), Kan Lịch (cháu), A Nun (anh của Kan Lịch). Đặc biệt là anh hùng Hồ Đức Vai có những nét tương đồng với nhân vật T nú: dân tộc Pa cô, mồ côi từ năm 6 tuổi,phải sống nhờ vào sự đùm bọc của bà con làng xóm.  Lớn lên theo cách mạng, lập nhiều chiến công, ông được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từ khi còn rất trẻ. Như vậy chúng ta có thể thấy Nguyễn Trung Thành xây dựng một nhân vật Tnú điển hình vừa có tính phổ quát, nhân vật đó không chỉ có ở Tây Nguyên còn có ở những vùng đất khác, tất cả họ góp phần tạo nên một đất nước Việt Nam anh hùng.  
2.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
- Giáo viên đặt câu hỏi, nêu vấn đề để học sinh tìm hiểu: Hiện thực mà tác giả đề cập trong truyện ngắn là gì? 
Học sinh tìm ra đơn vị kiến thức: 
+ Đó là cuộc chiến đấu kiên cường của dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
- Qua đó, giáo viên rèn kĩ năng tự nhận thức cho học sinh. 
- Tiếp theo, giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai hình tượng trong tác phẩm đó là hình tượng cây xà nu và hình tượng nhân vật Tnú. 
+ Khi phân tích nhân vật Tnú, giáo viên lưu ý kiến thức: Vợ con anh bị giặc bắt đánh đập cho đến chết. Anh bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu. Mỗi ngón tay anh còn 2 đốt nhưng anh vẫn tham gia lực lượng vũ trang. Anh đã vượt qua bi kịch cá nhân để cầm súng tiêu diệt kẻ thù bảo vệ quê hương. Hay  khi bị giặc vây các ngả đường, Tnú “leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi”. Qua sông, “không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên một nước, cưỡi lên thác bang bang như một con cá kình” vì nghĩ rằng: “qua chỗ nước êm, thằng Mĩ – Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ”. Một lần, ngậm vào miệng cái thư định vượt thác thì bị giặc bắt phục kích, Tnú linh hoạt, nhanh trí nuốt luôn cái thư. Khi bị giặc bắt, quấn giẻ lên mười đầu ngón tay, lấy lửa đốt, Tnú không kêu lên một tiếng nào mà còn trợn mắt nhìn kẻ thù trừng trừng: “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chat đầu lưỡi. Răng anh cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên () Tnú không thèm, không thể kêu van”. Mặc dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt và phải chứng kiến tận mắt kẻ thù giết hại vợ con nhưng Tnú vẫn vượt lên mọi đau đớn, bi kịch cá nhân hang hái gia nhập bộ đội Giải phóng để trả thù cho quê hương và những người thân. 
Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc của bản thân. Kỹ năng ứng phó căng thẳng là khả năng con ngươi bình tĩnh, tự tin sẵn sàng ứng phó với những căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi gặp những căng thẳng người có kĩ năng sống sẽ xác định được nguyên nhân,hậu quả, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực: Đứng trước lợi ích cá nhân và lợi ích dân tộc chúng ta phải biết hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng, đất nước. 
- Tiếp theo, khi phân tích nhân vật cụ Mết, giáo viên đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về lời nói của cụ Mết “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. 
+ Học sinh sẽ tìm ra đơn vị kiến thức: Chứng kiến cái chết thảm thương của Mai và sự bất lực của Tnú trước sự tra tấn dã man tàn bạo của bọn thằng Dục, cụ Mết càng thấm hiểu là đối với kẻ thù chỉ có 2 bàn tay trắng, chỉ có 2 bàn tay không thì không thể nào đối đầu với chúng được,  phải cầm vũ khí đứng lên! 
-Từ đó, giáo viên giáo dục cho học sinh, chống phá, xâm lược, chúng ta phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. 
3.3 Giáo dục những giá trị đạo đức nhân văn truyền thống của dân tộc 
3.3.1 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên 
Cậy xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân làng. Xà nu không chỉ có mặt trong đoạn mở đầu và kết thúc, nó còn hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man của anh. Xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày như đã tự ngàn đời nay của dân làng: Ngọn lửa xà nu trong mối bếp; đống lửa ở nhà rông tập hợp cả dân làng, ngọn đuốc xà nu cháy sáng soi những đoạn rừng đêm; khói xà nu hun tấm bảng đen cho anh Quyết đạt Tnú và Mai học chữ..; xà nu cũng tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống chống Mĩ: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và tất cả dân làng vào rừng lấy dao, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ, chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, và đêm đêm làng Xô Man thức, dưới ánh đuốc xà nu, mài vù khí; giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu...; cũng ngọn lửa từ các đuốc xà nu soi sáng rực cái đêm cả làng nổi dậy, soi rõ xác mười tên lính giặc bị giết ngổn ngang quanh đống lửa lớn giữa sân làng... 
Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, ý chí quật cường của dân làng Xô Man: “Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng.”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuyển dáo, mác, dụ. rựa, tên, ná... Sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “không có gì đượm bằng nhựa xà nu.. Mười đầu ngón tay đã thành mười ngọn đuốc... Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi.. ”. Căm thù trong anh cháy giần giật như nhựa xà nu bén nhạy để “bàn tay hận thù” thành “bàn tay trả thù” bóp chết tên ác ôn dưới ngách hầm. 
Từ nội dung này ta sẽ giáo dục cho học sinh lối sống, cách ứng xử thân thiện với môi trường, yêu thiên nhiên, xem thiên nhiên là bạn, phải biết trân trọng và bảo vệ nó. 
3.3.2 Giáo dục tình yêu quê hương, tình cảm gia đình 
Tnú là con người chan chứa tình yêu thương:  Tnú gắn bó với làng Xô Man – người Strá đã nuôi Tnú khôn lớn. Xa làng đi chiến đấu, anh nhớ làng da diết. Khi trở về lòng hồi hộp xúc động, “ngực anh đập liên hồi, chân đi cứ vấp ngã”.Tnú sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ, che chở cho vợ con. Chứng kiến cảnh giặc đánh đập vợ con một cách dã man, anh đã xông vào giữa bầy lang sói để cứu họ với hai bàn tay không.  
Từ nội dung này ta sẽ giáo dục cho học sinh. lòng yêu quê hương, gắn bó tình cảm gia đình. Tình yêu quê hương, tình cảm gia đình là cơ sở tốt đẹp, bền vững của lòng yêu nước, yêu dân. 
3.3.3 Giáo dục lòng yêu nước 
* Tnú là con người trung thực, gan dạ, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách 
mạng: 
- Ngay từ nhỏ, Tnú bất chấp sự khủng bố gắt gao của kẻ thù (dù giặc treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan) nhưng Tnú vẫn hăng hái vào rừng tiếp tế cho cán bộ. Học chữ thua Mai, Tnú tự lấy đá đập vào đầu mình. Làm liên lạc, vì sự an toàn của cách mạng, Tnú “xé rừng mà đi”, “lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. 
 - Khi bị giặc bắt, Tnú vẫn kiên cường chịu đựng, không chịu khai nơi giấu cộng sản của dân làng. Gặp đau thương mất mát: vợ con bị giết, bản thân bị giặc tra tấn dã man nhưng Tnú vẫn không chịu khuất phục trước kẻ thù 
 - Với đôi bàn tay tật nguyền, Tnú đã tham gia lực lượng giải phóng quân để chiến đấu trả thù nhà, nợ nước. Chính từ thực tế chiến đấu, Tnú đã vươn lên, nhận thức sâu sắc kẻ thù của cá nhân mình và kẻ thù chung của cả dân tộc.  
Từ nội dung này ta sẽ giáo dục cho học sinh lòng yêu nước. Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước. Tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất. 
Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Thế hệ trẻ rồi đây sẽ trở thành những người làm chủ đất nước, các em phải ý thức trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc, sống không chỉ nghĩ đến bản thân mà cần phải góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. .Bởi lẽ Suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đã trở thành một trong những tài sản quý, một giá trị thiêng liêng góp phần làm nên truyền thống dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu nước còn là đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam. Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh tiểu học hiện nay nhằm xây dựng ở các em lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc, có đạo đức trong sáng, có ý chí và quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.   
            Truyền thống lịch sử rất đáng tự hào với nhiều chiến công hiển hách, là những mốc son, dấu ấn đáng nhớ ấy là kết tinh của lòng yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hy sinh anh dũng của bao thế hệ cha anh đi trước, đặc biệt là tấm gương của những anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam đã ngã xuống vì quê hương, đất nước. 
Phần 3: KẾT LUẬN 
Chuyên đề khai thác một số chi tiết có thể qua đó làm điểm tựa tinh thần cho việc giáo dục truyền thống nhân văn cho học sinh, giúp các em biết trân quý và học tập theo tấm gương nhân cách của các thế hệ đi trước . Hơn thế nữa bản thân giáo viên khi đi sâu vào tìm hiều về cách sống, cách hành xử của hai danh nhân văn hóa vĩ đại này cũng là cách tìm về cuội nguồn văn hóa, soi lại mình để được thanh lọc tâm hồn, giáo viên phải cảm trước thì mới truyền được cho học sinh. 
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là vấn đề cấp thiết trong nhà trường hiện nay. Vấn đề này đang được thực hiện đồng bộ ở nhiều môn trong đó có Ngữ văn. Để việc giảng dạy và giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả, trong quá trình thực hiện, giáo viên cần chú ý một số điểm sau: 
- Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian để soạn kế hoạch dạy học, chuẩn bị kiến thức, phân bố thời gian, chuẩn bị một số câu hỏi để tìm hiểu kiến thức, một số câu dạng cảm thụ, một số câu hỏi để kiểm tra kĩ năng ứng xử của học sinh, câu hỏi thảo luận  cho học sinh trình bày một phút. Tất cả nhằm tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn để học sinh dễ tiếp thu. 
- Giáo viên bộ môn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên giáo viên nên có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể và các giáo viên khác để giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả. 
- Trên đây là một số giải pháp, cách làm mà bản thân thấy đạt hiệu quả. Giáo viên cần khắc phục tình trạng giờ dạy Ngữ văn trở thành giờ dạy kiến thức đơn thuần. 
- Giáo viên nên kiên trì và đôi khi nên linh hoạt cho phù hợp với đối tượng học sinh để đảm bảo kiến thức, thời gian hợp lí. Giáo viên cần phải chuẩn bị soạn giảng kĩ, chu đáo . Mọi biện pháp, mọi hình thức hoạt động của thầy  nhằm làm sao thúc đẩy được sự hoạt động của từng học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn, tích cực trước mọi thử thách của cuộc sống. Có như thế, giáo viên mới thực sự đem lại hiệu quả nhất định. 

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_kien_thuc_lich_su_ki_nang_song_va_cac_gia_tri.docx