SKKN Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ Văn Lớp 11
Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ, tất cả những tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ, nhận thức, thái độ … đều được họ gửi gắm vào tác phẩm. Cho nên để hiểu và cảm được điều đó đòi hỏi trước hết chúng ta phải biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận hình tượng trong sự toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ. Sau đó chúng ta tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tiếp theo chúng ta phải đưa hình tượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm. Cuối cùng nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật.
Xuất phát từ phương pháp đổi mới các tiết học của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lấy học sinh làm trung tâm của việc học, thầy cô giáo giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến từ việc hướng dẫn của các thầy cô. Để đạt được hiệu quả cao nhất của việc giáo dục cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức thì người giáo viên phải hiểu và giúp học sinh “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Đặc biệt, với những văn bản khó, mang nhiều tầng hàm nghĩa thì việc giúp cho học sinh chủ động lĩnh hội được kiến thức từ việc tự học, tự chiếm lĩnh, làm chủ kiến thức là một điều đặc biệt được quan tâm hàng đầu.
Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải tập trungvào phát huy tính tích cực của người dạy.
Tuy nhiên việc tiếp cận tác phẩm văn học không phải là dễ, đòi hỏi chúng ta phải tìm tòi, học hỏi để tìm ra một phương pháp tiếp cận tác phẩm tối ưu nhất giúp học sinh lĩnh hội một cách dễ dàng nhất nhưng đạt hiệu quả cao. Bởi vì hiện nay môn Văn trong nhà trường đang có xu hướng bị xem nhẹ. Học sinh không còn hứng thú học Văn mà xem như đó là môn học bắt buộc. Vì thế, chất lượng học Văn đã giảm sút đáng kể. Học sinh không còn yêu thích môn Văn mà chạy theo những môn được coi là hấp dẫn như Toán, Lí, Hóa, tiếng Anh ... Chính vì thế càng đòi hỏi giáo viên dạy Văn phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo được giờ học thu hút học sinh, làm cho học sinh mong chờ đến tiết học ... Đồng thời còn giúp các em nhận thức được rằng: Cái đích cuối cùng của văn học là học làm người. Học văn không chỉ để biết mà còn để sống, để tự nâng mình lên thanh sạch hơn, cao thượng hơn, nhân văn hơn. Nếu không thì việc học văn, dạy văn chỉ là công việc phù phiếm. Thực tế cảm thụ đã cho thấy nhiều người học đã có những dấu hiệu chuyển hóa tích cực trong tâm hồn và nhân cách sau những tác động của văn học. Tình trạng học sinh ngày càng lười suy nghĩ, học thuộc văn mẫu để làm tư liệu khi làm bài kiểm tra hoặc khi đi thi mà không có sự sáng tạo hay cảm thụ văn chương một cách sâu sắc, mang dấu ấn cá nhân.
Mấy năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự đổi mới trong cách ra đề thi THPTQG theo hướng liên hệ, so sánh, tích hợp, vận dụng. Và để làm được các dạng đề như vậy đòi hỏi học sinh phải hiểu vấn đề, biết xác định nội dung nghị luận cần bàn, biết xác định các dạng đề nghị luận thì bài làm mới đi đúng hướng. Một trong những cách giúp học sinh làm bài tốt, chủ động chính là việc giáo viên định hướng cho học sinh chiếm lĩnh tri thức ngay trong từng bài giảng.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tập 1, học sinh được học một số văn bản tự sự của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 như “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng, “Chí Phèo” của Nam Cao. Đây đều là những tác phẩm hay nhưng dung lượng kiến thức dài, số tiết dạy cho một văn bản lại quá ít vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận tri thức của học sinh nếu giáo viên truyền thụ kiến thức theo phương pháp dạy học truyền thống. Từ những thực trạng nêu trên đòi hỏi cần phải có giải pháp đó là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích cực. Vì vậy, tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo hướng “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ Văn Lớp 11

phố huyện nguồn ánh sáng của văn minh đô thị, của sự giàu sang, ánh sáng của một thế giới khác hẳn ngọn đèn con của chị Tí, của bác Siêu. → Thứ ánh sáng ấy xua tan đi được đêm tối và sự tịch mịch, yên lặng của phố huyện, làm cho phố huyện náo nhiệt hơn dù chỉ trong chốc lát. + Đối với chị em Liên: / Để bán hàng theo lời mẹ dặn / Để được nhìn chuyến tàu – đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. / Đoàn tàu cũng mang đến một thế giới khác tràn ngập ánh sáng và âm thanh. / Đoàn tàu đem đến cho chị em Liên những kỉ niệm về Hà Nội xa xăm, Hà Nội trong mơ tưởng với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Ú Kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong quá khứ ấy giúp Liên nhận ra cuộc sống tù túng, nghèo nàn nơi phố huyện nghèo để rồi Liên hướng về một tương lai tươi sáng hơn. - Để chốt lại vấn đề nội dung phần này, giáo viên sử dụng phương pháp hỏi và trả lời cho hình ảnh đoàn tàu đi vào đêm tối. b3. Tổng kết - Phần kiến thức này mang tính chất tổng hợp, khái quát vấn đề cho nên giáo viên cần phát huy năng lực tổng hợp của học sinh bằng việc cho học sinh tổng kết, khái quát lại vấn đề nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 3. Hoạt động 3. Thực hành - Gv cho hs vận dụng thực hành vào phần đọc hiểu một đoạn văn trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” và so sánh với tác phẩm “tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2: Hình ảnh buổi chiều hiện lên như thế nào qua đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật trong câu văn sau: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” Câu 4: Anh/chị nhận xét như thế nào về tâm hồn của nhân vật Liên qua đoạn văn? Gợi ý: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: miêu tả. Câu 2: Hình ảnh buổi chiều hiện lên: - Âm thanh: tiếng trống thu không trên chòi huyện, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng. - Hình ảnh: phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Câu 3: - Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật “chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” kết hợp miêu tả “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”. - Tác dụng: thể hiện tâm trạng, cảm xúc man mác buồn của nhân vật Liên trước cảnh ngày tàn quen thuộc, đơn điệu qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn đa cảm của nhân vật. Câu 4: Liên là một người có tâm hồn nhạy cảm với cuộc sống. Bài tập 2: So sánh hai cái kết truyện: “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối” (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) Và: "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) Câu hỏi vận dụng này đòi hỏi học sinh phải biết cách so sánh về hai cái kết ở hai tác phẩm thuộc xu hướng khác nhau để tìm ra điểm giống và khác, biết lí giải vì sao lại có sự giống và khác ấy, từ đó học sinh hiểu được vì sao những tác phẩm viết trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thường có cái kết đen tối, không lối thoát cho nhân vật. Phần kiến thức ở câu hỏi này, mục đích của giáo viên chỉ là định hình cho học sinh biết cách so sánh chứ phần kiến thức ở cấp trung học cơ sở sẽ không thi, cho nên giáo viên chỉ yêu cầu học sinh chỉ ra được điểm giống nhau, khác nhau và biết lí giải nguyên nhân. Cụ thể: - Điểm giống: cả hai cái kết truyện đều gợi lên sự u tối của những cuộc đời con người nghèo khổ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Điểm khác: + Kết truyện tác phẩm “Hai đứa trẻ” gợi lên cuộc đời của hai chị em Liên, của những người dân nghèo phố huyện như bị vây bọc mãi trong tù túng, tối tăm, như ngọn đèn kia chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. + Kết truyện “Tắt đèn” gợi lên một cuộc sống tối tăm không lối thoát của chị Dậu cho dù chạy thoát khỏi nhà quan huyện thì cuộc sống của chị lại tiếp tục bị đè nén, áp bức bóc lột bởi bọn quan lại cường hào vẫn còn. - Lí giải nguyên nhân hai cái kết đều gợi lên sự đen tối, khổ cực của những kiếp người bé nhỏ: + Do xã hội lúc bấy giờ đang chìm trong ách nô lệ của bọn thực dân, phong kiến cho nên đời sống của nhân dân vẫn đang lầm than. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận, tư tưởng của các nhà văn lúc bấy giờ. Họ chỉ nhìn thấy tác động một chiều của hoàn cảnh đối với con người, coi con người là nạn nhân của bất lực của hoàn cảnh. + Phần lớn những nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ chưa được giác ngộ bởi cách mạng cho nên họ chưa có sự thay đổi về tư duy, suy nghĩ vì vậy họ cũng không tìm được cho nhân vật của mình một lối thoát đi đến tương lai tươi sáng. 4. Hoạt động 4. Ứng dụng - Phân tích cảnh chờ tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Từ đó nhận xét về ý nghĩa tư tưởng của đoạn văn. - Vẽ tranh tái hiện cảnh chờ tàu. 5. Hoạt động 5. Bổ sung - Tìm đọc các tác phẩm của Thạch Lam. - Tìm đọc các tác phẩm văn xuôi 1930- 1945. - Trải nghiệm thăm phố huyện Cẩm Giàng. 5. Một số kết luận Ưu điểm của việc vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh tìm hiểu văn bản tự sự: - Giúp học sinh có tinh thần tự học, tự tìm tòi tư liệu liên quan để bổ trợ cho phần kiến thức của học sinh. - Giúp học sinh có cơ hội thể hiện khả năng thuyết trình, diễn thuyết của mình trước tập thể. Từ đó hình thành khả năng tự tin diễn thuyết trước đám đông cho học sinh. - Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc chủ động chiếm lĩnh tri thức. Hình thành kĩ năng giao tiếp, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và tìm cách giải quyết vấn đề, tình huống cho học sinh. - Giúp giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn mà không còn nhàm chán, đơn điệu. Học sinh có hứng thú với các tác phẩm văn xuôi, hứng thú với các giờ học môn Văn. - Giáo viên trở thành người hướng dẫn, tổ chức hoạt động dạy học còn học sinh sẽ trở thành nhân vật trung tâm của việc học. Học sinh không những chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức mà còn biết tích hợp liên môn phần kiến thức thực tiễn, giao tiếp, rèn luyện kĩ năng sống. Qua đó góp một phần không nhỏ vào việc định hướng, khơi dậy niềm đam mê, khát vọng cho học sinh khi học sinh bắt đầu trưởng thành để bước vào cuộc sống. III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ CỦA SÁNG KIẾN Sáng kiến có thể áp dụng vào giảng dạy các văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tập 1 và giờ ôn tập, phụ đạo học sinh để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận. Kết quả khảo sát học sinh sau khi được giáo viên hướng dẫn cách “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11” qua 2 năm học 2018 – 2019 ở lớp 11A1, 11A8 và 2019 – 2020 ở lớp 11A1 và 11A7 thì thu được kết quả như sau: 100% học sinh các lớp đều hiểu bài, 80% học sinh có niềm yêu thích với tác phẩm và cảm nhận được một nỗi buồn man mác giống như nhân vật trước cuộc sống nghèo khổ của những con người Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945, biết đau buồn, phẫn nộ trước sự xấu xa, tàn ác, nhố nhăng đồi bại của xã hội lúc bấy giờ, hiểu biết được nghệ thuật chơi chữ và có ý thức gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc. Từ đó học sinh biết vận dụng một cách linh hoạt cách đọc hiểu vào một số tác phẩm tự sự khác, vận dụng làm bài văn nghị luận. C. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về mặt kinh tế Vì đây là những tác phẩm văn chương được học trong chương trình trung học phổ thông cho nên hiệu quả về mặt kinh3 tế là không có nhiều. 2. Hiệu quả về mặt xã hội Sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, tôi thu được một số hiệu quả về mặt xã hội như sau: - Học sinh cảm nhận được cuộc sống lay lắt, khổ cực của những con người sống trong hoàn cảnh đất nước lầm than, đen tối. Học sinh thấy được cuộc sống Tây hóa của xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã làm mất đi giá trị của tình người. - Học sinh có sự hiểu biết thêm về nghệ thuật chơi chữ hiện nay vẫn còn được bảo tồn và biết nâng niu những giá trị văn hóa ấy của dân tộc. - Học sinh biết so sánh giọng văn của các tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng. - Giáo dục được lòng yêu nền văn học nước nhà, khơi dậy ở học sinh niềm hứng thú với môn Văn. - Kết quả kiểm tra, đánh giá của học sinh được cải thiện rõ rệt. Phiếu khảo sát trước và sau khi thực hiện dạy học theo hướng “Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11”. Trước khi đổi mới phương pháp dạy Sau khi đổi mới phương pháp dạy Hiểu bài 60% 100% Chưa hiểu bài 40% 0% Yêu thích tác phẩm 50% 80% Vận dụng 40% 80% 3 . Khả năng áp dụng và nhân rộng - Sáng kiến đã được áp dụng tại môn học Ngữ văn lớp 11 của trường THPT C Nghĩa Hưng. - Sáng kiến có thể áp dụng vào giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 11, tập 1 ở trong và ngoài tỉnh. D. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP, VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là sáng kiến của tôi tạo ra qua quá trình giảng dạy mà không hề có sự sao chép hay vi phạm bản quyền của người khác. Tôi xin cam đoan điều đó là sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Huyền CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì) ............................................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... (Kí tên, đóng dấu) TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD 2005. PhanTrọng Luận (Tổng chủ biên), SGK Ngữ văn 11 (tập 1), NXB GD 2008. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), SGV Ngữ văn 11 (tập 1), NXB GD 2008. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), SGK Ngữ văn nâng cao 11 (tập 1), NXB GD 2008. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), SGV Ngữ văn nâng cao 11 (tập 1), NXB GD 2008. Tài liệu tập huấn môn Ngữ văn do Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định tổ chức vào tháng 10 năm 2015. Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên), Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập, lớp 11, tập 1, NXB Đại học Sư phạm, 2019. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định. Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Năm sinh: 01/09/1980 Nơi công tác: trường THPT C Nghĩa Hưng, Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90%. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến“Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11”. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Ngữ văn, chương trình Ngữ văn lớp 11, tập 1. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020. Mô tả bản chất của sáng kiến: sáng kiến được đem áp dụng để giảng dạy cho học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tập 1 nhằm nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản tự sự giai đoạn 1930 - 1945, nâng cao kĩ năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hoạt động nhóm và nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, không gian lớp học và các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho quá trình giảng dạy những tiết học về văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 11, tập 1 về các văn bản “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân, “Hạnh phúc của một tang gia” trích “Số đỏ” – Vũ Trọng Phụng, “Chí Phèo” – Nam Cao như máy chiếu, loa đài, giáo án powerpoint, video, giấy A0, bút viết .. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: học sinh đã nâng cao được tinh thần tự học, giải quyết vấn đề để hợp tác, biết ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của bản thân. Đặc biệt học sinh đã nâng cao được kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho mình. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Hưng, ngày 01 tháng 05 năm 2020 Người tạo sáng kiến Nguyễn Thị Huyền
File đính kèm:
skkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_va_ki_thuat_day_hoc_tich_cu.docx