SKKN Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh Lớp 10 Trung học phổ thông
Dạy viết dựa trên tiến trình là phương pháp “Tổ chức hoạt động dạy viết dựa trên các bước của quá trình tạo lập văn bản và các hoạt động tư duy xảy ra trong tiến trình đó”. Phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình không tập trung vào sản phẩm cuối cùng là bài viết hoàn chỉnh của học sinh, mà chú trọng vào các hoạt động của học sinh trong từng bước của quy trình viết. Theo đó, học sinh được trải nghiệm toàn bộ quá trình hoàn thành một văn bản, học hỏi, rút kinh nghiệm để hình thành các kĩ năng cần thiết ở từng bước. Phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình là phương pháp được nhiều nhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn dạy học và thu được những hiệu quả khả quan từ những năm 70 của thế kỉ XX.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc dạy viết vẫn theo hướng tiếp cận sản phẩm. Thực tế cho thấy dạy học Tập làm văn trong nhà trường phổ thông luôn là thử thách với cả giáo viên, học sinh và năng lực viết của học sinh cũng còn nhiều hạn chế. Bắt kịp với xu thế quốc tế trong phát triển chương trình, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (dự thảo ngày 24 tháng 10 năm 2018) đã đưa ra mục tiêu cần đạt về kĩ năng viết với học sinh trung học phổ thông là biết viết “đúng quy trình”, “theo đúng các bước”. Rõ ràng, việc dạy học viết trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn sau năm 2018 đã thay đổi cách tiếp cận từ dạy viết như một sản phẩm sang dạy tiến trình. Vì thế, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình, việc nghiên cứu lí thuyết dạy viết dựa trên tiến trình và vận dụng nó vào dạy viết ở Việt Nam là một vấn đề vô cùng cấp thiết.
Hiện nay, kiểu bài văn tự sự chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Văn tự sự có ba dạng cơ bản: Kể lại câu chuyện đã học, đã đọc bằng lời văn của mình; Kể chuyện đời thường; Kể chuyện tưởng tưởng. Cả ba dạng đều có “đất” để người viết tự do sáng tạo. Tuy nhiên, năng lực tạo lập văn bản tự sự của học sinh vẫn còn nhiều khiếm khuyết: câu chuyện còn đơn điệu, sự việc được chọn một cách giản đơn, kiểu thấy gì kể nấy, tường thuật nguyên xi trình tự diễn biến sự việc, tái hiện cuộc sống như vốn có. Những bài văn như thế có thể vẫn hoàn chỉnh về mặt lí thuyết, có ý nghĩa nào đó. Nhưng khi đọc xong, người đọc sẽ quên ngay, không để lại chút vấn vương gì trong tâm trí.
Bài văn tự sự hay không chỉ ở việc kể sao cho có ý nghĩa mà còn phải kể sao cho ấn tượng và sâu sắc nhất. Muốn vậy, học sinh cần phải có năng lực viết văn tự sự, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ. Như vậy, thông qua việc sử dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình, Giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh chủ động tham gia vào từng bước trong quy trình viết. Từ đó, phát triển được năng lực Viết văn bản tự sự, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, phù hợp với đặc trưng riêng của môn Ngữ văn và yêu cầu đổi mới của dạy học văn trong bối cảnh hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh Lớp 10 Trung học phổ thông

ác nhân vật đều được miêu tả một cách linh hoạt, tự do, không bị gò bó. Cách kể này có ưu thế là đạt được tính khách quan của câu chuyện, khiến cho người đọc, người nghe có cảm giác toàn bộ diễn biến của câu 46 chuyện đang diễn ra như nó đã từng có trong cuộc sống, nhà văn chính là người thư kí ghi chép một cách trung thành và đầy sáng tạo. Việc hình thành kĩ năng này GV tiến hành bằng PP đóng vai, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ. - Hãy xác định ngôi kể của câu chuyện - Hãy kể lại câu chuyện bằng các ngôi kể khác nhau: là người kể chuyện ở ngôi thứ 3, hóa thân vào nhân vật trong truyện để kể ở ngôi thứ nhất. - Sau khi kể câu chuyện bằng các ngôi kể khác nhau, em nhận thấy vai trò, ý nghĩa của việc lựa chọn ngôi kể như thế nào trong văn bản tự sự? HS thực hiện các nhiệm vụ - Xác định được ngôi kể trong văn bản: ngôi thứ 3 - HS kể được câu chuyện từ ngôi kể thứ 3 và hóa thân vào các nhân vật: Rùa Vàng, An Dương Vương, Mị Châu hoặc Trọng Thủy kể lại được câu chuyện ở ngôi thứ nhất. - HS chỉ ra được những vai trò của việc lựa chọn ngôi kể - ngôi kể thể hiện được điểm nhìn của người viết về con người, cuộc sống, xã hội... Từ hoạt động trên HS biết cách lựa chọn ngôi kể trong văn bản tự sự của mình một cách phù hợp. * Lời kể và lời thoại Lời kể và lời thoại trong văn tự sự cũng đòi hỏi phải thực sự dụng công. Về lời kể: thông thường nhắc tới lời kể là người ta nghĩ ngay tới lời dẫn dắt cốt truyện, giới thiệu thời gian không gian. Lời kể còn là lời giới thiệu nhân vật – giới thiệu về lai lịch, tên tuổi, đặc điểm hình dáng, tính cách. Tuy nhiên trong các tác phẩm, lời kể rất linh hoạt, bao gồm trần thuật, miêu tả. Có nghĩa là ngay trong cùng một đoạn văn đã phải bao gồm tất các hình thức ấy. Còn lời thoại cũng phải rất sáng tạo. Người viết phải chọn lời thoại thật phù hợp với văn cảnh, với nhân vật (liên quan tới tuổi tác, nghề nghiệp, tính cách). Đặc biệt lời thoại phải có k m đệm chêm xen những từ ngữ đưa đẩy để làm rõ thái độ của nhân vật. Người viết cần dùng kiểu ngôn ngữ đối thoại sát với thời đại mà nhân vật sinh sống, thậm chí có thể sử dụng ngôn ngữ địa phương để tăng thêm tính chân thực cho nhân vật. Câu văn trong đối thoại cũng không nhất thiết phải đầy đủ kết cấu C – V, có thể dùng kiểu câu tỉnh lược. Lời kể và lời thoại trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy bị chi phối bởi đặc trưng của thể loại truyền thuyết. Yếu tố cá thể hóa không điển hình trong một tác phẩm dân gian.Vì vậy hình thành kĩ năng lựa chọn lời kể và lời thoại được học sinh nhận diện sau khi đã kết thúc việc tìm hiểu văn bản bằng hình thức phát vấn tái hiện. 47 GV nêu câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, cách xây dựng lời thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm. HS nhận diện được đặc trưng lời kể trong truyền thuyết, tác giả dân gian sử dụng lời kể mộc mạc, ít miêu tả, chủ yếu chỉ thuật lại hành động của nhân vật, chú ý kể những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh của câu chuyện, những lời thoại nhân vật được lựa chọn điển hình cho phẩm chất, tính cách, thái độ...một cách cô đọng. Từ đó GV hướng HS đến kĩ năng lựa chọn lời kể của văn bản tự sự: kết hợp linh hoạt các yếu tố trần thuật, miêu tả trong quá trình kể chuyện. Lời kể cần mang dấu ấn cá nhân, tính cách của người kể chuyện. Hình thành một phong cách kể chuyện riêng như lạnh lùng, ấm áp, hài hước, dí dỏm hay diễu nhại, cổ kính...là đích hướng đến của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. * Thứ tự kể trong văn tự sự Việc sắp xếp thứ tự kể trong một tác phẩm tự sự là cả một nghệ thuật. Thứ tự kể trong câu chuyện ảnh hưởng đến diễn biến cốt truyện, sự thay đổi sẽ xáo trộn cốt truyện và ảnh hưởng trực tiếp đến ý đồ nghệ thuật của người sáng tác. Mỗi thứ tự kể là một phát hiện, dụng công khác nhau của người cầm bút về câu chuyện mình sẽ kể. Người ta có thể kể theo thứ tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau. Với cách kể này sẽ giúp người nghe dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc. Cũng có thể kể chuyện theo trình tự các tuyến nhân vật. Kể diễn biến cuộc đời của nhân vật này rồi lại chuyển sang kể diễn biến cuộc đời của nhân vật khác theo quan hệ các tuyến chính diện, phản diện, tốt, xấu... Cách kể này đem đến những điều thú vị, hấp dẫn, buộc người nghe, người đọc nhập tâm để tìm ra các mối quan hệ và các tầng giá trị của câu chuyện. Để HS hình thành và phát triển kỹ năng lựa chọn thứ tự kể qua bài học tôi đã hướng dẫn bằng việc nêu vấn đề. GV nêu vấn đề: - Hãy xác định thứ tự kể của câu chuyện? - Em có thể thay đổi thứ tự kể của câu chuyện được không? Vì sao? HS suy nghĩ độc lập hoặc trao đổi trong nhóm bàn để nhận ra thứ tự kể của tác phẩm theo trật tự tuyến tính ( thời gian) theo diễn biến sự việc từ trước đến sau. Đây là trật tự thường thấy trong truyện cổ dân gian. Do hình thức truyền miệng, giúp người đọc người nghe dễ nhớ, dễ thuộc, nên các truyện cổ thường chọn thứ tự kể như vậy. Ngoài ra trong truyện hiện đại có nhiều thứ tự kể chuyện khác nhau nó thể hiện tài năng của người viết, thể hiện chủ đề nội dung của văn bản một cách sinh động. 48 Qua hoạt động này HS hình thành được kĩ năng lựa chọn trình tự kể trong một tác phẩm tự sự. Lựa chọn thứ tự kể theo thời gian: sự việc được sắp xếp từ trước đến sau. Lựa chọn thứ tự kể theo tuyến nhân vật: xây dựng hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện đối lập với nhau về lí tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động. Lựa chọn thứ tự kể theo diễn biến tâm lí nhân vật: lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật, những phản ánh tâm lí của nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Qua kết quả thử nghiệm học sinh, chúng tôi có thể nhận định: áp dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào giờ dạy Làm văn ở trường THPT là có tính khả thi. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc áp dụng phương pháp này vào giờ dạy Làm văn ở trường THPT sẽ có một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, số tiết dành cho giờ thực hành không nhiều nên GV khó có thể áp dụng phương pháp này một cách thường xuyên. Thứ hai, HS chưa quen với công việc phải chỉnh sửa bài cho bạn nên có thể chất lượng ban đầu chưa cao. Thứ ba, một số em không muốn mất nhiều thời gian nên các em chưa hứng thú với phương pháp này. Do đó, GV cần phải có biện pháp khích lệ để các em tham gia tốt hơn 49 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. 3.1.1. Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Qua triển khai đề tài, tôi đã làm rõ tác động của việc dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình đối với chất lượng bài viết văn tự sự của học sinh; Tác động của dạy viết dựa trên tiến trình đối với việc nâng cao năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, năng lực sáng tạo cho người học (đối với người viết, đối với người chỉnh sửa); Khả năng vận dụng phương pháp dạy viết theo tiến trình vào giờ dạy Làm văn ở trường phổ thông là có tính khả thi. 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài. Phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình mà tôi áp dụng trong tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông là một phương pháp rất tích cực. Với phương pháp này, học sinh sẽ cải thiện được chất lượng bài viết của mình thông qua quá trình tự chỉnh sửa và chỉnh sửa lẫn nhau. Học viết theo tiến trình, học sinh có cơ hội tham gia tích cực vào tiến trình tự nhận thức và nhận ra những tiến bộ của bản thân mình trong từng giai đoạn. Chứng tỏ khả năng vận dụng phương pháp này vào việc dạy Làm văn tự sự ở trường trung học phổ thông. Qua đó, giúp giáo viên và học sinh thay đổi cách dạy, cách học Ngữ văn, tạo nên những giờ học văn sáng tạo và hiệu quả. 3.2. Kiến nghị. Đối với giáo viên: Để phương pháp này phát huy được những ưu điểm thì đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, phải thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh tự điều chỉnh và điều chỉnh lẫn nhau; Giáo viên phải thiết kế những câu hỏi phù hợp để hoạt động chỉnh sửa diễn ra đúng hướng, đồng thời phải đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá, phối hợp với các phương pháp dạy học khác. Đối với học sinh: Có thái độ học tập đúng đắn với môn học, cần nâng cao tinh thần chủ động tham gia vào từng bước trong quy trình viết; qua đó phát triển năng lực viết được văn bản tự sự; Học sinh phải r n luyện được tinh thần sáng tạo, tìm tòi. Đối với tổ chuyên môn và các cấp quản lý: Phân phối chương trình Làm văn ở trường trung học phổ thông phải hợp lí và tăng cường nhiều tiết thực hành. Câu lạc bộ Văn học phải tìm ra các hình thức hoạt động hấp dẫn như tổ chức các cuộc thi viết văn để tạo sân chơi cho các em, tạo động lực để các em viết bài và phát huy những năng lực ngôn ngữ, tư duy, sáng tạo của mình. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm là do bản thân trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm, xin được trình và rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Dự thảo ngày 24 tháng 10 năm 2018). 2. Nguyễn Thị Hồng Nam, 2016. Tác động của hoạt động chỉnh sửa đối với tiến trình tạo lập văn bản của người học. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Trường Đại học Thái Nguyên, số 81(05), tháng 9 – 16, trang 9-16. 3. Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo, 2017. Dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tập 14, số 4b, trang 137-145. 4. Phan Thị Hồng Xuân, 2017. Một hướng thiết kế bài học Ngữ văn trong sách giáo khoa nhằm phát triển năng lực viết của học sinh trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, trang 207 - 209,231. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Ngữ văn 6,8,9, 10 (Tập 1, 2). Nxb Giáo dục. 6. Sách SGK Ngữ Văn lớp 10, Tập 1(2006), Nhà xuất bản Giáo Dục 7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 10 (2012) 8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3 – 2007 9. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Ngữ văn. 10. Tài liệu tập huấn chuyên đề “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Sở Giáo dục Nghệ An, tháng 9 - 2015 11. Tài liệu tập huấn chuyên đề “Chủ đề dạy học” của Sở Giáo dục Nghệ An, tháng 9 – 2016 12. Vũ Tiến Quỳnh(1997), “Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Thái Hòa (2000), “Những vấn đề thi pháp của truyện”, NXB Giáo dục. 14. Hyland, K., 2003. Second Language writing. Cambridge University Press. Cambridge, 299 pages. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Phiếu tìm ý Họ và tên:............................... Lớp:... Nhiệm vụ: Em hãy tìm ý cho bài văn “Nhập thân vào nhân vật An Dương Vương để kể lại câu chuyện “ An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy” bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây: 1. Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về nhân vật An Dương Vương? Em cho rằng nhân dân ta đánh giá về nhân vật lịch sử này có thoả đáng không? Vì sao? 2. Em sẽ chọn các sự việc chi tiết tiêu biểu nào trong văn bản “truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy”? 3. Ai có thể đọc bài văn của em? 4. Em sẽ dùng các yếu tố miêu tả và biểu cảm như thế nào trong văn tự sự? 5. Em có thể sáng tạo những chi tiết, sự việc nào nữa? PHỤ LỤC 2: Phiếu học tập: Câu hỏi hƣớng dẫn tự kiểm tra văn bản tự sự Họ và tên:.Lớp: Ngày: Yêu cầu: Em hãy đọc những câu hỏi ở cột bên trái, sử dụng lời khuyên ở cột giữa để rà soát lại đoạn văn. Sau đó, em hãy tự chỉnh sửa đoạn văn, bài văn theo hướng dẫn ở cột phải Câu hỏi Kĩ thuật đánh dấu Hƣớng dẫn chỉnh sửa 1. Sự kiện được kể trong bài văn đã theo trình tự hợp lí chưa? Đánh số thứ tự vào các sự kiện trong bài văn Nếu chưa hợp lí hay logic, hãy sắp xếp lại trật tự các sự kiện 2. Đoạn văn đã có yếu tố miêu tả chưa? Gạch chân dưới yếu tố miêu tả trong bài văn. Nếu có thể, hãy bổ sung thêm yếu tố miêu tả để bài viết chi tiết, sinh động hơn 3. Đoạn văn đã có yếu tố biểu cảm chưa? Vẽ đường lượn dưới yếu tố biểu cảm trong bài văn. Nếu có thể, hãy bổ sung thêm yếu tố biểu cảm cho bài văn. PHỤ LỤC 3: Phiếu chỉnh sửa cho bạn Họ tên người chỉnh sửa:............................................... Họ tên người viết:..........................................Lần chỉnh sửa: Yêu cầu: Em hãy đọc câu chuyện của bạn và giúp bạn hoàn chỉnh bài viết bằng cách trả lời những câu hỏi sau: 1.Tôi thích điều gì nhất trong bài văn này? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2. Bài văn có thu hút ấn tượng không? 3. Bài văn có đảm bảo các yêu cầu sau đây hay không? - Đảm bảo yêu cầu bố cục: 3 phần.. - Mở bài có giới thiệu được nhân vật hay không?.................................................... - Thân bài: tái hiện và sáng tạo các chi tiết sự việc tiêu biểu hay không? - Kết bài: kết sáng tạo hay kết theo văn bản? 4.Trình tự các sự kiện trong bài văn có được sắp xếp hợp lý không? . .. . 5. Bài văn có cần bổ sung thêm yếu tố miêu tả không? Nếu có, cần miêu tả thêm điều gì (bối cảnh, con người, hoạt động)? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ............................................................................................................................. 6. Bài văn có cần bổ sung thêm yếu tố biểu cảm không? (thái độ, cảm xúc của người viết trước các sự kiện) Nếu có, cần bổ sung thêm ở đoạn, câu văn nào? . 7. Người viết có nên lược bỏ đoạn hay câu nào trong bài văn không?....................... 9. Hệ thống sự kiện, cốt truyện có rõ ràng hay không?............................................... 10. Từ ngữ miêu tả và ngôn ngữ kể có tự nhiên, hấp dẫn hay không?........................ 11. Em có muốn thay đổi kết thúc của câu chuyện hay không?.................................. 12. Những sự kiện nào là cốt lõi lịch sử, sự kiện nào là hư cấu thêm 13. Bài văn của em có lỗi chính tả và diễn đạt hay không?. ..................................................................................................................................... PHỤ LỤC 4: Bảng ghi chú hình ảnh Họ tên:. Lớp: Nhiệm vụ: Em hãy phác thảo lại sự kiện chính trong truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy bằng hình ảnh và màu sắc vào các khung. Sau đó viết ngắn gọn vào dòng bên dưới để giải thích cho hình vẽ PHỤ LỤC 5: SẢN PHẨM PHIẾU TÌM Ý CỦA HỌC SINH PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
File đính kèm:
skkn_van_dung_phuong_phap_day_viet_dua_tren_tien_trinh_vao_p.pdf