SKKN Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT
Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện GD - ĐT đã xác định mục tiêu trọng tâm của GD, dạy học là chuyển từ tiếp cận tri thức sang tiếp cận năng lực (NL) người học để có thể đào tạo những công dân đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa. Yêu cầu của thực tế hiện nay là cần dạy cho người học phương pháp chiếm lĩnh tri thức, chứ không phải cung cấp tri thức. Vì thế, phát triển tư duy phản biên (TDPB) được xem là một trong những bước đi cần thiết nhằm đưa hoạt động giáo dục, dạy học đi vào quỹ đạo phát triển NL hiện nay.
Thực tế trong học tập và trong cuộc sống hiện nay luôn chú trọng đến hoạt động tranh luận. Môn Ngữ văn trong hệ thống chương trình GDPT đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển các NL thiết yếu của người học, như: NL ngôn ngữ, NL thẩm mỹ, tự học và sáng tạo.... Chính vì vậy việc phát triển NL cho người học thông qua môn Ngữ văn cũng là một yêu cầu tất yếu. Ở các nền GD tiên tiến, môn Ngữ văn được xem là một trong những môn học có thế mạnh để rèn luyện TDPB cho người học. Chính vì vậy, phát triển TDPB cho HS qua dạy học đọc hiểu văn bản trong CT Ngữ văn THPT là việc làm cần thiết, phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng phẩm chất, NL người học qua môn học.
Phương pháp tranh luận phù hợp với đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nói chung và đọc hiểu văn bản nói riêng. Áp dụng phương pháp tranh luận sẽ góp phần giúp HS hiểu rõ bản chất vấn đề; phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; có quan điểm, chính kiến rõ ràng trước mọi vấn đề; rèn luyện cho các em nhìn nhận các nội dung dưới góc độ nhiều chiều; hình thành NL TDPB. Từ thực tế trên, tôi quyết định chọn thực hiện đề tài “Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT

i mẹ, khi phải chứng kiến đứa con trai mình yêu quý nhất đang làm những việc trái với nguyên tắc làm người. Nghệ sĩ Phùng phải can thiệp ngay vào chuyện nhà hàng chài. Điều này lặp lại ở đoạn sau. Đó là điều không nên, bởi sẽ gây ra tâm lí nhàm chán ở người đọc. Bi kịch gia đình chỉ dừng lại ở mức vừa phải, giữa những người lớn. Nhưng điều nhà văn muốn không dừng ở đó, mà còn muốn khắc đậm bi kịch gia đình do đói nghèo và lạc hậu sau chiến tranh. Nó cuốn vào mình và làm tổn thương tâm hồn những đứa trẻ lẽ ra có quyền được sống bình yên và vô tư như vốn thế. - GV khuyến khích HS khác đưa ra các câu hỏi hoặc ý kiến tranh luận. - GV đánh giá kết quả: Ý kiến của bạn có thể là một sự lựa chọn, nhưng sự lựa chọn của nhà văn mang ý nghĩa sâu sắc hơn, là kết quả của một quá trình tư duy nghệ thuật cẩn trọng, tinh tế. *Ví dụ 2: Văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ) - GV nêu tình huống: Trong cuộc hội thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích, hồn Trương Ba quyết định xin Đế Thích cho cụ Tị sống lại, trả thân xác cho anh hàng thịt, còn mình thì “không nhập vào hình thù ai nữa” “Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!”. Nếu là Trương Ba, anh/ chị có làm như vậy không? - Xử lí tình huống: HS thảo luận nhóm, các nhóm cử đại diện trả lời (hoặc HS suy nghĩ và trả lời cá nhân). Dự kiến câu trả lời của HS: + Ý kiến 1: đồng tình với quyết định của Trương Ba. Đặt mình vào viễn cảnh “nhập vai” vào xác của cu Tị, hồn Trương Ba đã hình dung ra cảnh ngộ, bi kịch của chính mình “Mình tôi giữa đám người hậu sinh. Những gì chúng thích thì tôi ghét, những gì tôi thích thì chúng chẳng ưa. Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta”. Cuối cùng, Trương Ba đã quyết định “không nhập vào hình thù ai nữa”. Đó là sự lựa chọn tất yếu. Chấp nhận chết, chấp nhận sự hư vô để được “là tôi trọn vẹn”. Tất yếu bởi Trương Ba đã thấm thía cái bi kịch đau đớn của cảnh không được là mình. Tất yếu bởi Trương Ba đã “ngộ” ra nhận thức về lẽ sống. Tất yếu bởi đó là kết quả của sự đấu tranh ở một tâm hồn thanh cao, trong sáng, vượt lên nghịch cảnh. + Ý kiến 2: không đồng tình với quyết định của Trương Ba. Trương Ba là ông nông dân hiền lành, chất phác. Trương Ba yêu quý gia đình, quý vợ con, thương cháu gái. Trương Ba gắn bó với mái nhà và mảnh vườn thân thuộc. Trương Ba xứng đáng được sống. Sự sống đối với mỗi người là rất quý giá. 2) Tình huống 2: Tình huống bất ngờ *Ví dụ: Văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa ” (Nguyễn Minh Châu) - GV nêu tình huống (Tìm hiểu về nhân vật người đàn bà): + GV đặt câu hỏi: Trong lớp mình, có em nào mơ ước trở thành luật sư, hoặc công tố viên? + HS trả lời (có hoặc không). + GV dẫn dắt để giao nhiệm vụ: Sau đây chúng ta sẽ được trải nghiệm để hiểu được phần nào công việc của các luật sư và công tố viên, qua một phiên toà đặc biệt. Một nhóm HS diễn đoạn kịch ngắn với nội dung: phiên tòa xét xử vụ án li hôn người chồng vũ phu, với các nhân vật: người đàn bà hàng chài, chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng (HS đã chuẩn bị trước). Các HS khác xem đoạn kịch, chú ý vào lập luận để luận tội và bào chữa cho lão đàn ông của chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng để đánh giá mức độ thuyết phục của các lập luận. *Xử lí tình huống: + GV gợi ý: Công tố viên là người đại diện cho cơ quan pháp luật, có nhiệm vụ luận tội của bị cáo trước phiên tòa. Luật sư là người đại diện cho bị cáo đưa ra những bằng chứng và lí lẽ để giảm nhẹ tội. + Câu hỏi 1 (dành cho những HS xem đoạn kịch): Xem xong đoạn kịch, em sẽ đứng về phía Đẩu và Phùng hay người đàn bà? + Câu hỏi 2: Hãy đặt câu hỏi cho các vai diễn? HS cân nhắc, đưa ra các ý kiến phản biện để lựa chọn những điều theo mình là đúng, tích cực, tư duy để đưa thêm những phán đoán, phản biện lại lập luận của các nhân vật. - Đánh giá kết quả: Bên cạnh việc khuyến khích cách đánh giá riêng của HS về nhân vật, GV có thể đưa ra một số nhận xét sau về nhân vật lão đàn ông: + Lão đàn ông là một tội nhân cần bị lên án: Hắn đánh đập vợ bằng những trận đòn “như lửa cháy”, cứ như thể người đàn bà là người đã gây ra những nỗi bất hạnh, cùng quẫn của đời lão, cứ như thể chỉ có bằng cách ấy hắn mới có thể sống tiếp được. Hắn đã chà đạp lên lẽ sống tình thương giữa con người với con người, đã dập vùi đạo vợ chồng, nghĩa phu thê mà chúng ta vẫn tôn thờ. Hắn là một người cha độc ác khi đánh con không thương tiếc “dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát”. Hắn làm tổn thương tâm hồn non nớt của những đứa con mình. Những đứa trẻ không chỉ chịu thiếu thốn về vật chất mà còn phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ, bị ám ảnh bởi bi kịch gia đình, sớm phải sống trong nỗi đau đớn, sự hận thù, hằn học. + Lão đàn ông cũng là một nạn nhân cần được chia sẻ: Trước kia là “một anh con trai hiền lành lắm”, đã trốn lính hồi trước bảy nhăm. Như vậy, với bản chất lương thiện, lão đàn ông đã không cho phép mình thuộc về cái ác, cái xấu. Sự tha hóa của lão đàn ông là do hoàn cảnh: “đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá”, “thuyền lại chật”, “đói khổ”, “túng quẫn” đến cùng cực “vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”. Kết nối những chi tiết trong lời kể của người đàn bà, ta có thể hiểu: sự sống nghèo khổ, bấp bênh kéo dài ở trên thuyền giống như những trận cuồng phong của đại dương, xô con người ta đến nơi tận cùng của sự bế tắc. Hành xử của lão đàn ông chỉ là một biểu hiện của những bế tắc ấy. Điều đó giải thích cho những biểu cảm kì lạ của lão khi đánh vợ: “hùng hổ, mặt đỏ gay”, “hai hàm răng nghiến ken két.. .nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”, cứ như lão mới là người đang bị đánh chứ không phải là kẻ đánh người. Tổ chức đọc hiểu văn bản theo mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) Cơ sở của mô hình lớp học đảo ngược dựa trên sáu bậc thang đo nhận thức của Bloom, từ thấp đến cao là: ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Trong lớp học truyền thống, thời gian ở lớp bị giới hạn, là một hằng số, GV chỉ có thể hướng dẫn HS nội dung bài học ở ba mức độ đầu của nhận thức là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng. Để đạt đến các mức độ sau, HS phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà và đó là một trở ngại lớn với đa số HS. Mô hình mới “đảo ngược” mô hình truyền thống, ba mức độ đầu được HS thực hiện ở nhà nhờ những băng ghi hình hướng dẫn của GV. PP lớp học đảo ngược này có tính khả thi cao đối với HS có khả năng tự học, có kỷ luật và ý chí. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Bước 1: Xây dựng bài giảng đăng tải lên mạng Internet - Bước 2: Giao nhiệm vụ cho HS - Bước 3 và 4: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và tổ chức dạy học trên lớp 2.4 Tổ chức hoạt động tranh biện Phương pháp tranh biện được sử dụng trong dạy học là cách GV đưa ra, gợi mở cho HS suy nghĩ, đánh giá về một vấn đề nhất định theo những hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Sau đó GV tổ chức cho các em trao đổi, bàn bạc, phản biện về vấn đề đó nhằm làm rõ những khía cạnh khác nhau của vấn đề và làm giàu sự hiểu biết của cá nhân theo yêu cầu của mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Tranh biện được tổ chức theo các hình thức sau: + Tổ chức tranh biện theo nhóm: Tranh biện theo nhóm là hình thức tổ chức cho HS học tập, trao đổi, phản biện theo từng nhóm, cùng giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó dưới sự điều khiển và tổ chức của GV. Khi tổ chức tranh luận theo nhóm sẽ diễn ra đồng thời hai hoạt động: việc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm để thống nhất ý kiến chung và tranh luận giữa các nhóm với nhau. + Tổ chức tranh biện giữa HS với HS: Đây là hình thức có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động của từng HS trong học tập rất tốt, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ dạy học hiện nay. Tranh luận cá nhân có thể giúp HS khám phá ra những giá trị tiềm ẩn của mình như khả năng hùng biện trước đám đông, khả năng tư duy logic hay khả năng tự chủ. + Tổ chức tranh biện giữa GV và HS: Trong quá trình dạy học sẽ xuất hiện các tình huống có vấn đề, GV sẽ nêu ra những luồng ý kiến khác nhau và cung cấp những tư liệu, căn cứ để cho HS có được những hiểu biết nhất định về chủ đề đó. Sau đó, GV sẽ khích lệ tư duy của HS bằng cách đưa ngay ra ý kiến của bản thân mình. Từ đó, HS mới có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến, nếu ý kiến đó khác với quan điểm của GV và tranh biện với GV. Có một điểm khác biệt rất quan trọng của hoạt động tranh biện với các hình thức giao tiếp khác đó là khi tiến hành tranh biện cần tách thành hai lập luận: ỦNG HỘ hoặc PHAN ĐÔI. HS khi được phân công vào nhóm nào thì cần phải tuân thủ theo yêu cầu của nhóm. Vì vậy để giành chiến thắng trong tranh biện, HS cần phải tìm tòi, nghiên cứu đề kỹ để có những lập luận về vấn đề mình bảo vệ. *Quy trình tổ chức hoạt động tranh biện Bước 1: Xác định vấn đề tranh biện: Mỗi bài học có nhiều vấn đề để tranh biện, tuy nhiên GV chỉ nên chọn một vấn đề phù hợp nhất với đối tượng HS để tổ chức. Bước 2: Giao nhiệm vụ, HS chuẩn bị nghiên cứu về vấn đề tranh biện: GV cần phân công cụ thể: nhóm ủng hộ và nhóm phản đối; định hướng tài liệu phù hợp. Bước 3: Tiến hành tranh biện: Quá trình tranh biện sẽ có hai phần: - Phần 1: Trình bày + Mỗi nhóm sẽ trình bày về vấn đề mình bảo vệ + Nhóm ủng hộ sẽ trình bày trước + Thời gian cho phần trình bày tối đa là 2 phút. - Phần 2: Tranh luận + Mỗi nhóm sẽ căn cứ vào phần trình bày của đối phương để phản biện + Thời gian cho mỗi lượt phản biện tối đa là 1 phút + Các thành viên trong mỗi nhóm cần thay phiên nhau, tránh trường hợp chỉ một người tranh biện từ đầu đến cuối. Bước 4: Nhận xét đánh giá GV sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá cho mỗi nhóm và chốt lại kiến thức cốt lõi của bài học. Tiêu chí đánh giá sẽ là: - Chất lượng các luận điểm tranh luận - Kỹ năng trình bày của mỗi nhóm - Thái độ làm việc và tranh biện của mỗi nhóm Ví dụ minh họa: Tổ chức dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) theo hình thức tranh biện. a. Đặc điểm văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa ” - Về đặc trưng thể loại: Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm thuộc giai đoạn văn học sau 1975. So với giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, văn học Việt Nam sau 1975 có nhiều điểm đổi mới về đề tài, tư duy nghệ thuật, điểm nhìn nghệ thuật và bút pháp. Tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường. - Về hoàn cảnh ra đời: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã kết thúc. Đất nước thống nhất trong nền độc lập, hòa bình. Cuộc sống với “muôn mặt đời thường” đã trở lại sau chiến tranh. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa, nhân sinh, mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. Nhiều quan niệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới, nhiều yếu tố mới nảy sinh nhất là khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới.. .Như một tất yếu khách quan, văn học cũng phải đổi mới do những tác động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... - về kiến thức cơ bản cần đạt: Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: Con người ta không dễ dàng đến được với nhau, vì thế cũng không dễ dàng xé lẻ ra. Sợi dây về mối liên hệ giữa các sự việc trong cuộc sống không hề đơn giản mà cuộc sống luôn chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lí. b. Tổ chức dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa theo hình thức tranh biện Bước 1: Xác định vấn đề tranh biện Với VB “Chiếc thuyền ngoài xa” tôi đã chọn Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện để tổ chức cho HS tranh biện: Khi người đàn bà được chánh án Đẩu mời lên tòa án huyện để giải quyết công việc gia đình, trong cuộc trò chuyện, Đẩu đưa ra lời khuyên “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nàonhư hắn... Chị không sống nổi với lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào?”. Đáp lại lời khuyên đó, người đàn bà nói “Con lạy quý tòa, quý tòa bắt tội con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Vậy đứng trước hai giải pháp trên, theo các em nên ủng hộ giải pháp nào? Bằng những lập luận và cách giải thích, hãy chứng minh quan điểm của bản thân và bác bỏ ý kiến của đối phương cho vấn đề “Li hôn hay không cho người đàn bà”. Bước 2: Giao nhiệm vụ, HS chuẩn bị nghiên cứu về vấn đề tranh biện *Yêu cầu về nội dung: Yêu cầu HS tìm lí do vì sao người đàn bà từ chối đề nghị của Đẩu và Phùng, kiên quyết không bỏ người chồng vũ phu. *Yêu cầu về hình thức: Mỗi lớp phân thành 2 nhóm theo yêu cầu ỦNG HỘ hoặc PHẢN ĐỐI. Bước 3: Tiến hành tranh biện *Kịch bản dự kiến: + Nhóm ủng hộ ý kiến của Đẩu và Phùng: + Người đàn bà không thể sống cam chịu, nhẫn nhục trước một người chồng vũ phu. + Chánh án Đẩu là một vị chánh án có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí và luật pháp. + Nhóm ủng hộ ý kiến của người đàn bà: Chỉ ra những lí do người đàn bà kiên quyết không bỏ chồng: + Người đàn ông là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời nhất là khi biển động, phong ba. + Chị cần hắn vì còn phải nuôi những đứa con, chị đâu có thể sống cho riêng mình, còn phải sống vì chúng. + Trên thuyền có lúc vợ chồng con cái sống hòa thuận, vui vẻ. Và đưa ra các dẫn chứng để chứng minh. + Biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối. + Đông con: trên dưới chục đứa; đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được. Bước 4: Nhận xét đánh giá: GV căn cứ vào tình hình thực tế HS tranh biện và đưa ra các nhận xét đánh giá, giúp các em nhận ra rằng, đứng trước một vấn đề cuộc sống, ta không nên vội đưa ra kết luận mà phải có sự suy xét, tìm hiểu căn nguyên, gốc rễ của vấn đề để có thể đưa ra biện pháp tối ưu nhất. III. KẾT LUẬN 1. Từ các kết quả thu được ở trên có thể kết luận, đề tài đã: - Trình bày được cơ sở lí luận của việc vận dụng PP tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển TDPB cho HS THPT. - Phân tích được thực trạng nhận thức và thực trạng giáo dục kỹ năng về vấn đề phát triển TDPB cho HS. - Xây dựng các bước cụ thể trong tiến trình tổ chức PP tranh luận; đưa ra một số biện pháp để dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển TDPB cho HS. Đổi mới PPDH theo hướng phát triển NL và phẩm chất là hướng đi phù hợp, là đòn bẩy để đưa GD nước nhà bắt kịp với những đòi hỏi của thời đại. Một trong những đổi mới quan trọng, đó là chuyển từ nền GD tập trung vào việc trang bị kiến thức sang tập trung phát triển kỹ năng thực hành, khả năng tự học, NL giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo,.. .đặc biệt là kỹ năng, NL phản biện cho HS. Dạy và rèn luyện cho HS kỹ năng phản biện, chính là giúp các em phát triển tư duy độc lập, sự tự tin, năng động, sáng tạo để các em có một hành trang vững chắc, tự tin bước vào đời. PP tranh luận tạo ra ưu thế và hiệu quả trong dạy học Ngữ văn: tạo sự hứng thú tham gia của HS; kích thích tư duy phản biện; HS thể hiện suy nghĩ, quan điểm của cá nhân; biết cách lắng nghe tích cực và tiếp nhận quan điểm của người khác .nâng cao hiệu quả của một giờ đọc hiểu văn bản. Nghiên cứu đề tài này, tôi cũng hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp trong dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng và môn Ngữ văn nói chung.
File đính kèm:
skkn_van_dung_phuong_phap_tranh_luan_trong_day_hoc_doc_hieu.docx
SKKN Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản.pdf