SKKN Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh Lớp 10

Ngữ văn là bộ môn thuộc lĩnh vực GD ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn, môn Ngữ văn có vai trò 1 to lớn trong việc giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học tập suốt đời. Ngoài việc góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo), Chương trình môn Ngữ văn “giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống” [5, tr.5]. Để mục tiêu này trở thành hiện thực, phương pháp giáo dục Ngữ văn được xác định theo hướng tổ chức hoạt động GD với HS là trung tâm, HS là chủ thể của các hoạt động học tập.

Chương trình Ngữ văn 2018 đã xác định rõ cần “rèn luyện cho HS phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh” [5, tr.79]. Như vậy, GV cần tổ chức hoạt động để HS chủ động làm việc, trao đổi, tranh luận và tự rút ra kết luận về kiến thức, nội dung vấn đề. Cái hay, cái đẹp của văn bản cần được khám phá bởi chính người học, theo quan niệm, trình độ và nhận thức, tâm lí, tình cảm của chính các em. - Năm 1983, Giáo sư - Tiến sĩ Howard Gardner của Đại học Harvard Mỹ công bố công trình nghiên cứu rất nhiều năm của ông về trí thông minh với nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí khôn”). Thuyết Đa trí tuệ ra đời đã đem đến một góc nhìn mới mẻ, thể hiện tính nhân văn khi kêu gọi nhà trường, giáo viên và phụ huynh coi trọng khả năng riêng ở mỗi HS.

Vận dụng thuyết Đa trí tuệ vào dạy học hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đổi mới CTGD. Khi nền GD lấy việc rèn luyện phẩm chất, năng lực người học là mục tiêu chính thì mỗi người học phải là chủ thể tự rèn luyện năng lực cho bản thân trên cơ sở tiềm năng của mình. Một trong những giải pháp để phát triển năng lực người học hiện nay là dạy học phân hoá. Mỗi người học có sở trường, khả năng học tập, thói quen tư duy riêng vì thế những chiến lược học tập của các HS khác nhau cần được GV thừa nhận và tôn trọng. HS được thực hiện các nhiệm vụ học tập và lựa chọn vấn đề phù hợp với mình, GV khuyến khích sự mạnh dạn, tự tin trong trao đổi, tranh luận, thể hiện của HS đồng thời động viên và khen ngợi kịp thời các HS có ý tưởng sáng tạo, mới mẻ, độc đáo. - Theo Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018, văn bản thơ

pdf 62 trang Trang Lê 26/06/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh Lớp 10

SKKN Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh Lớp 10
không có từ chỉ màu những 
người đọc vẫn cảm nhận được 
mây xám, mây đen. 
- Sắc thái của thiên nhiên: 
+ Thiên nhiên chuyển động 
mạnh mẽ, trời đất như đảo lộn 
dữ dội. 
+ Cảnh thu được nhìn từ xa, 
51 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
và sản phẩm cần đạt 
cảnh rộng, bao quát. 
+ Sự vận động dữ dội, trái 
chiều của thiên nhiên, trời đất 
như đảo lộn nơi cửa ải - cảnh 
hùng vĩ những dữ dội. 
+ Tình ẩn sâu trong cảnh - nỗi 
buồn sầu, trầm uất. 
 Cảnh sắc ở hai câu thực 
ở trạng thái động cho thấy 
sự chuyển động mạnh mẽ 
của đất trời và lòng người. 
Hình ảnh động ở hai câu 
thực cùng hình ảnh tĩnh ở 
hai câu đề tạo nên bức 
tranh thu sinh động. 
Nhóm 3: Tìm và giải thích ý nghĩa của các 
hình ảnh ẩn dụ tượng trưng trong hai câu 
thơ 5,6. Có sự khác nhau nào giữa nguyên 
tác và bản dịch thơ? Liên hệ tới hoàn cảnh 
sáng tác của bài thơ, từ đó chỉ ra nỗi niềm 
của chủ thể trữ tình. 
3. Hai câu luận 
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: 
+ Hoa cúc: loài hoa của mùa 
thu, thường được dùng làm 
hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu. 
Khóm cúc nở hoa đã hai lần - 
hai năm đã qua, hai năm nhà 
thơ lưu lạc ở đất Quỳ Châu. 
 + Dòng lệ cũ: giọt nước mắt 
hiện tại và giọt nước mắt quá 
khứ. Dòng lệ của năm nay 
nhưng nhà thơ tưởng như 
dòng lệ của năm trước đang 
52 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
và sản phẩm cần đạt 
tiếp tục chảy. 
+ Con thuyền: trong nguyên 
tác “cô chu” là con thuyền cô 
đơn - cũng là sự cô đơn của 
con người. Hình ảnh con 
thuyền ẩn dụ cho cuộc đời nổi 
trôi, lưu lạc của tác giả. Con 
thuyền buộc chặt mối tình 
nhà: mối buộc của con thuyền 
như sợi dây lưu lại nỗi nhớ 
“vườn cũ”. Đó là tình cảm 
gắn bó sâu nặng với quê 
hương. 
 Hình ảnh thơ gợi lên 
nỗi niềm thương nhớ quê 
nhà của chủ thể trữ tình. 
Nhóm 4: Khung cảnh sinh hoạt nào của con 
người được tái hiện trong hai câu thơ cuối? 
Những giác quan nào được nhà thơ huy 
động? Theo em, khung cảnh ấy tác động thế 
nào tới chủ thể trữ tình? 
4. Hai câu kết 
- Tiếng thước đo vải, dao cắt 
vải, tiếng chày đập vải để 
may áo rét: những âm thanh 
quen thuộc ở những vùng quê 
Trung Quốc xưa. Khi mùa thu 
lạnh tràn về, báo hiệu mùa 
đông sắp tới, người ở quê nhà 
thường may áo rét gửi cho 
người xa quê nơi biên ải. 
- Âm thanh tiếng chày đập 
vải, tiếng dao thước để may 
53 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
và sản phẩm cần đạt 
áo rét gửi kẻ tha hương làm 
chạnh lòng một người tha 
hương, lưu lạc, nghèo khổ. 
- Âm thanh trong hai câu thơ 
thể hiện tâm trạng buồn nhớ 
quê hương của nhà thơ, nỗi lo 
âu cho tình hình đất nước 
chưa yên ổn. 
 Hai câu kết thấm đượm 
nỗi cô đơnm lẻ loi, u uất 
của kẻ tha hương nặng 
lòng với quê hương và lo 
âu cho tình hình đất nước. 
IV. Tổng kết 
GV yêu cầu từng HS xem lại các nội dung 
đọc hiểu, đánh giá khái quát về bài thơ theo 
các phương diện: đề tài, chủ đề, tâm trạng - 
tình cảm của tác giả, đặc sắc nghệ thuật của 
văn bản. 
HS thực hiện nhiệm vụ: 
- Đề tài: mùa thu 
- Chủ đề: Tình cảm với quê 
hương. 
- Tâm trạng: buồn nhớ quê 
hương, lo âu cho đất nước, 
ngậm ngùi xót xa cho thân 
phận. 
- Nghệ thuật: thể hiện rõ đặc 
trưng thơ Đường luật về nghệ 
thuật đối, ẩn dụ, tả cảnh ngụ 
tình. 
GV đề nghị HS rút ra cách đọc hiểu một bài Cách đọc hiểu thơ Đường 
54 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
và sản phẩm cần đạt 
thơ trữ tình, cụ thể là thơ Đường luật dựa 
vào thực tế đọc hiểu văn bản Thu hứng. 
luật: 
- Đọc văn bản và tìm hiểu chú 
thích để hiểu nghĩa của văn 
bản. Với thơ chữ Hán cần đọc 
kĩ phần dịch nghĩa. 
- Tìm hiểu bố cục của văn bản. 
- Phân tích từ ngữ, hình ảnh, 
biện pháp nghệ thuật, không 
gian, thời gian nghệ thuật, biểu 
tượngđể hiểu tâm tư của chủ 
thể trữ tình và cách thức thể 
hiện tâm trạng, tình cảm, tư 
tưởng của người viết. 
Khám phá, đánh giá ý nghĩa và 
đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. 
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng 
3.1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, vận dụng kiến thức đã học để liên hệ, so sánh, kết nối với 
đời sống của bản thân. 
3.2. Nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
và sản phẩm cần đạt 
GV đặt vấn đề: Những yếu tố làm nên 
vẻ đẹp của bài thơ Thu hứng? 
Tổ chức hoạt động nhóm theo hình 
thức “Khăn trải bàn”. 
HS hoạt động nhóm: phân tích, suy 
luận và nêu ý kiến và tổng hợp lại 
trong phiếu học tập. 
- Vẻ đẹp của bài thơ trước hết ở 
cách lựa chọn, xây dựng hình ảnh 
55 
thơ vừa trầm hùng vừa bi tráng; thơ 
Đường luật gợi ra những suy nghĩ, 
liên tưởng. 
- Vẻ đẹp của bài thơ còn ở việc 
diễn tả sự hoà hợp giữa ngoại cảnh 
và tâm cảnh, thiên nhiên và lòng 
người. Mỗi hình ảnh thơ là sự kí 
thác tâm trạng nhân vật trữ tình: nỗi 
buồn trước mùa thu, nỗi buồn trước 
cảnh ngộ riêng, nỗi buồn đất nước. 
Giao nhiệm vụ cho từng đối tượng HS: 
- Trí tuệ Ngôn ngữ, trí tuệ Nội tâm: 
viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em 
về tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương 
được thể hiện trong bài thơ Thu hứng. 
- Trí tuệ Lôgic- toán học: So sánh sự 
hấp dẫn của thơ Đường luật với thơ 
Hai-cư. 
- Trí tuệ không gian: vẽ tranh tái hiện 
lại nội dung bài thơ Thu hứng. 
- Trí tuệ giao tiếp: tự đặt câu hỏi theo 
chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học”. 
- Trí tuệ âm nhạc: Sáng tác ca khúc 
theo chủ đề. 
HS sử dụng tri thức đã học để giải 
quyết nhiệm vụ. 
GIAI ĐOẠN SAU GIỜ HỌC 
- GV hướng dẫn HS hoàn thiện bài tập vận dụng, HS nộp sản phẩm đúng thời gian. 
- HS thực hành đọc hiểu những bài thơ Đường luật viết về nỗi nhớ quê hương. 
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP 
1. Kịch bản trò chơi ô chữ 
56 
- Hàng ngang 1: Gồm 8 chữ cái. Đây là cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời 
văn gợi ra cảm giác về âm nhạc. 
=> Từ khoá: NHẠC ĐIỆU 
- Hàng ngang 2: Gồm 3 chữ cái. Là cách tổ chức lời văn thành hai vế cân xứng và sóng đôi 
với nhau cả về ý và lời. 
=> Từ khoá: ĐỐI 
- Hàng ngang 3: Gồm 8 chữ cái. Những điểm ngắt hay ngừng theo chu kì nhất định trên văn 
bản do tác giả chủ động bố trí; chứa đựng sự lặp lại có biến đổi của các yếu tố ngôn ngữ và 
hình ảnh nhằm gợi ra cảm giác về sự vận động của sự sống và thể hiện cảm nhận thẩm mĩ 
về thế giới. 
=> Từ khoá: NHỊP ĐIỆU 
- Hàng ngang 4: Gồm 7 chữ cái. Đây là một yếu tố trong thơ; là các sự vật, hiện tượng, 
trạng thái đời sống được tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi dậy cảm 
giác (đặc biệt là ấn tượng thị giác) cũng như gợi ra ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người 
đọc. 
=> Từ khoá: HÌNH ẢNH 
- Hàng ngang 5: Gồm 7 chữ cái. Đây là loại tác phẩm thơ thường có dung lượng nhỏ, thể 
hiện trực tiếp cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. 
=> Từ khoá: TRỮ TÌNH 
- Từ khoá hàng dọc: ĐỖ PHỦ 
2. Bảng so sánh nguyên tác và dịch thơ 
57 
BẢN PHIÊN ÂM BẢN DỊCH THƠ ĐIỂM KHÁC BIỆT 
Thu hứng 
Ngọc lộ điêu thương phong 
thụ lâm, 
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu 
sâm. 
Giang gian ba lãng kiêm 
thiên dũng, 
Tái thượng phong vân tiếp 
địa âm. 
Tùng cúc lưỡng khai tha 
nhật lệ, 
Cô chu nhất hệ cố viên tâm. 
Hàn y xứ xứ thôi đao xích, 
Bạch Đế thành cao cấp mộ 
châm. 
Cảm xúc mùa thu 
Lác đác rừng phong hạt 
móc sa, 
Ngàn non hiu hắt, khí thu 
loà. 
Lưng trời sóng rợn lòng 
sông thẳm, 
Mặt đất mây đùn cửa ải xa. 
Khóm cúc tuôn thêm dòng 
lệ cũ, 
Con thuyền buộc chặt mối 
tình nhà. 
Lạnh lùng giục kẻ tay đao 
thước, 
Thành Bạch, chầy vang 
bóng ác tà. 
(Bản dịch của Nguyễn 
Công Trứ) 
NHẬN XÉT CHUNG:  
3. Rubric đánh giá hoạt động nhóm và phiếu đánh giá thành viên trong nhóm 
 Rubric đánh giá hoạt động nhóm 
Tiêu chí 
Mức đánh giá 
Tốt 
2,0 - 2,5 điểm 
Khá 
1,0 - 1,5 điểm 
Cần cố gắng 
0 - 0,5 điểm 
Nội dung 
- Nội dung cụ thể, 
đầy đủ, rõ ràng. 
- Phân tích sâu sắc, 
có phát hiện mới mẻ 
độc đáo 
- Nội dung tương đối 
đầy đủ, còn thiếu một 
số ý nhỏ. 
- Phân tích được vấn 
đề nhưng thiếu phát 
hiện mới mẻ, sâu sắc. 
- Trình bày sơ sài. 
- Thiếu phân tích, 
đánh giá. 
Hình thức 
trình bày 
Trình bày khoa học, 
sáng tạo, tạo nên sự 
Trình bày sạch sẽ, rõ 
ràng, dễ nhìn, tuy 
Trình bày cẩu thả, 
chữ viết khó theo 
58 
 hấp dẫn. nhiên còn đơn điệu. dõi. 
Kĩ năng 
thuyết trình 
- Thuyết trình tự tin 
- Giọng điệu, nét 
mặt cử chỉ giàu biểu 
cảm. 
- Có sự tương tác 
với người nghe. 
- Thuyết trình khá tự 
tin 
- Giọng điệu, nét 
mặt cử chỉ đôi lúc 
chưa phù hợp. 
- Thiếu tương tác 
với người nghe 
- Thuyết trình thiếu 
tự tin. 
- Chưa kết hợp yếu 
tố biểu cảm của 
giọng nói, nét mặt, 
cử chỉ... 
Phân công 
công việc 
Tất cả các thành viên 
tham gia công việc 
Có sự đồng thuận và 
nhiều ý tưởng khác 
biệt, sáng tạo. 
Tất cả các thành viên 
tham gia công việc 
Hoạt động tương đối 
gắn kết. 
Một vài thành viên 
không tham gia công 
việc; nhóm thiếu sự 
gắn kết. 
Tổng điểm 
* Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN 
TÊN NHÓM:............................................. 
NHÓM TRƯỞNG:....................................... 
Tiêu chí Chuẩn bị 
chu đáo 
các câu 
trả lời 
trong 
phiếu học 
tập 
Nắm 
vững kiến 
thức 
Có trách 
nhiệm 
diễn giải 
một cách 
cặn kẽ, dễ 
hiểu cho 
các thành 
viên trong 
nhóm 
Chủ động 
đưa ra ý 
kiến đóng 
góp, xây 
dựng 
phiếu học 
tập chung 
của nhóm 
Tôn trọng 
các thành 
viên khác 
trong 
tranh luận 
Tổng 
điểm 
Điểm 3 3 2 1 1 10 
Bạn... 
Bạn... 
Bạn... 
... 
7.1.3.7 Kết quả thực nghiệm 
a. Thống kê kết quả thực nghiệm 
59 
Chúng tôi cho HS ở hai lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra 45 phút tại lớp để có cơ sở 
đánh giá chi tiết hơn về kết quả thực nghiệm (Phụ lục 5). Sau khi chấm bài, chúng tôi thống 
kê được kết quả kiểm tra như sau: 
Bảng 3.2. Bảng đánh giá kết quả bài kiểm tra 
Đối 
tượng 
Điểm giỏi 
8-10 điểm 
Điểm khá 
7 - dưới 8 điểm 
Điểm TB 
5 - dưới 7 điểm 
Điểm yếu 
Dưới 5 điểm 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
Số 
lượng 
Tỷ lệ % 
10 
Trung 
20 29 38 55,1 11 15,9 0 0 
* Qua quan sát quá trình thực nghiệm chúng tôi nhận thấy các em HS được giao nhiệm 
vụ đúng người đúng việc nên cảm thấy rất hứng thú, thảo luận nhóm diễn ra sôi nổi và hiệu 
quả, HS cảm thấy tự tin hơn. 
* Qua phiếu khảo sát: Chúng tôi phát phiếu khảo sát đối với các HS ở 2 lớp thực 
nghiệm để kiểm tra hiệu quả của giờ dạy và thu được kết quả như sau: 
60 
Bảng 3.3. Thăm dò ý kiến HS sau thực nghiệm 
Câu hỏi khảo sát 
Số 
HS 
khảo 
sát 
Câu trả lời 
Kết quả 
Số 
lượng 
Tỷ 
lệ % 
Câu 1: Giờ học đọc hiểu thơ 
trữ tình vận dụng thuyết Đa 
trí tuệ có khiến em cảm thấy 
hứng thú hơn các giờ học 
thông thường không? 
69 
A. Hứng thú 60 87 
B. Bình thường 9 13 
C. Không hứng thú 0 0 
Câu 2: Em thấy các nhiệm vụ 
học tập được giao có phù hợp 
với mình và nhóm mình 
không? 
35 
A. Phù hợp 58 84 
B. Bình thường 4 16 
C. Không phù hợp 0 0 
Câu 3: Em có muốn học 
những bài học tiếp theo được 
vận dụng thuyết Đa trí tuệ? 
35 
A. Mong muốn 65 94,2 
B. Bình thường 4 5,8 
C. Không muốn 0 0 
Kết quả trên đã cho thấy hiệu quả bước đầu của việc vận dụng thuyết Đa trí tuệ trong 
dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, đồng thời thể hiện được tính khả thi của đề tài nghiên 
cứu. Các câu hỏi trong đề bài kiểm tra được thiết kế đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo 
đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực. Ngữ liệu được lựa chọn đảm bảo yêu 
cầu để HS vận dụng kiến thức đã được học vào đọc hiểu văn bản thơ trữ tình ngoài SGK, từ 
đó phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của HS. Đa số HS tỏ ra mong muốn được tiếp tục 
tham gia vào các giờ học có vận dụng thuyết Đa trí tuệ. Qua các nhiệm vụ học tập có vận 
dụng thuyết Đa trí tuệ, GV đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Hầu 
hết các em đều trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Bản thân HS cũng có ý thức hơn 
trong các hoạt động nhóm, có tinh thần trách nhiệm cao, hào hứng với các nhiệm vụ mà GV 
đưa ra. Việc HS ham thích học môn Ngữ văn hơn là một tín hiệu đáng mừng. 
61 
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: 
Giải pháp đã được áp dụng tại lớp giảng dạy của người thực hiện và mang lại lợi ích 
thiết thực trong dạy học bộ môn Văn. 
Các điều kiện để áp dụng nhóm giải pháp: 
HS cần có sự nhiệt tình, hào hứng và năng động trong quá trình học tập. 
Nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện và có những hướng dẫn chỉ đạo, định hướng, tư 
vấn kịp thời. 
Các bậc cha mẹ HS cần chia sẻ, khuyến khích HS có ý thức tự giác, chủ động học tập và 
phối hợp với nhà trường khi cần. 
GV giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THPT cần có trình độ chuyên môn, có những 
tìm tòi đổi mới, sáng tạo không ngừng và tư duy linh hoạt, bén nhạy. GV phải chủ động, 
tích cực, sáng tạo, linh hoạt trong nghiên cứu, thiết kế nội dung bài học cụ thể để áp dụng 
giải pháp trong quá trình dạy học, kết hợp đa dạng các PPDH, các hình thức dạy học bởi 
không có PPDH nào là toàn năng, ứng với mọi mục tiêu dạy học. Tăng cường tổ chức các 
hoạt động mà ở đó HS được hoạt động, được làm việc để phát triển năng lực HS, khơi dậy 
hứng thú học tập môn Ngữ văn của HS. Từ thực tiễn áp dụng của bản thân, người thực hiện 
có thể khẳng định nhóm các giải pháp này hoàn toàn có khả năng áp dụng để đổi mới dạy 
học theo xu thế hiện đại, năng động, hiệu quả và thực tế. Cụ thể: Sáng kiến có thể mở rộng 
áp dụng cho việc giảng dạy môn Ngữ văn ở các cấp học. Nhóm giải pháp này cũng có thể 
áp dụng ở những bộ môn khác góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp, đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp 
- Lợi ích kinh tế: 
 + Với học sinh: học sinh có thể phát hiện trí tuệ nổi bật của bản thân mình và có cơ hội 
trau dồi, phát triển những trí tuệ đó mà không cần phải đăng kí các khóa học kĩ năng mềm 
hay sinh trắc vân tay. 
+ Với giáo viên: Khi ứng dụng thuyết đa trí tuệ, học trò chủ động và tích cực hơn trong 
giờ học, người giáo viên đồng thời phải đối mặt với một thách thức: bản thân mình sẽ có vai 
trò, vị trí như thế nào trong lớp học và làm thế nào để tổ chức các nhiệm vụ học tập phù 
hợp? Thách thức đó khiến người giáo viên phải đổi mới tư duy, không ngừng tự trau dồi tri 
thức và phương pháp, kĩ năng đồng thời buộc phải tự nâng cao trình độ năng lực của mình. 
Việc làm này của giáo viên như vậy có thể xem là tiết kiệm kinh phí cho công tác tập huấn, 
đào tạo lại, do vậy mang hiệu quả kinh tế khá rõ cho xã hội. 
- Hiệu quả xã hội: 
62 
+ Thông qua việc thực hiện những giải pháp khác nhau cho một bài học Ngữ Văn trên 
lớp, HS rõ ràng được mở rộng hiểu biết hơn về đời sống xã hội. 
+ Thông qua các hoạt động nhóm, các học sinh sẽ trở nên gần gũi, thân tiết hơn, hợp tác 
giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. 
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không 
sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 
Xác nhận của cơ quan đơn vị 
(Chữ ký dấu) 
Tác giả sáng kiến 
(Chữ ký và họ tên) 
Hoàng Thị Khánh Nguyễn Thị Ngọc Huệ 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_thuyet_da_tri_tue_trong_day_hoc_doc_hieu_tho_t.pdf