SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bảng kiểm, rubic trong dạy học phần làm văn nghị luận Ngữ Văn 9 tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ
Nâng cao chất lượng dạy học đã và đang là vấn đề bức thiết, được toàn xã hội quan tâm. Dạy và học phải đổi mới toàn diện: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện cùng các yêu cầu khác. Dạy học hiện nay là nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, gắn vận dụng. Định hướng đổi mới theo quan niệm dạy học tiến bộ là: “Dạy cách học và học cách học”. Đúng như Luật Giáo dục, điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Làm văn nói chung và làm văn nghị luận nói riêng là một phần khó trong nhà trường phổ thông - một phần thực hành sáng tạo. Nhìn chung, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn tích cực của giáo viên, học sinh bước đầu đã có những thành công nhất định. Thế nhưng thực tế cho thấy, làm văn nghị luận, nhiều học sinh lớp 9 vẫn còn tỏ ra khó khăn, lúng túng trong kiến thức và kĩ năng viết bài. Để tháo gỡ phần nào sự khó khăn, lúng túng ấy, tôi xin được đề xuất phương pháp sử dụng bảng kiểm và rubig đánh giá trong dạy học phần làm văn nghị luận Ngữ văn 9 để giáo viên có thể dễ dàng phát hiện khuyết điểm của học sinh, và để học sinh có thể tự rút ra kinh nghiệm trong quá trình làm bài văn nghị luận xã hội và văn học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bảng kiểm, rubic trong dạy học phần làm văn nghị luận Ngữ Văn 9 tại Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BẢNG KIỂM, RUBIC TRONG DẠY HỌC PHAN LÀM VĂN NGHỊ LUẬN NGỮ VĂN 9 TÁC GIẢ: TRẦN THỊ DIỆU LINH CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ NGHỆ AN, THÁNG 12 NĂM 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do viết sáng kiến - Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Phương pháp sử dụng bảng kiểm đã đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học nhưng chưa phổ biến và chưa áp dụng thông dụng ở chương trình Ngữ văn 9 theo sách giáo khoa cũ. - Các bài kiểm tra viết đã giảm tải nhưng dạng bài tập viết văn nghị luận vẫn là trọng tâm trong bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc sử dụng bảng kiểm cho giáo viên và học sinh đánh giá kết quả học tập là một phương pháp tích cực để tích lũy tri thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận nói chung. Đó là những lý do nảy sinh sáng kiến Xây dựng và sử dụng hệ thống bảng kiểm, rubic trong dạy học phần làm văn nghị luận Ngữ văn 9 cho bản thân và đồng nghiệp. 2. Mục tiêu của sáng kiến - Giúp cho các em học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về kĩ năng viết văn nghị luận đã học trong chương trình trung học cơ sở. - Giúp học sinh có thể tự đánh giá được năng lực viết văn nghị luận của mình dựa trên sản phẩm học tập của chính mình nhằm phát huy năng lực tự chủ, tự quyết định và giải quyết vấn đề học tập. - Xác định những nguyên nhận chính đã dẫn tới những bài làm đạt kết quả chưa cao. Từ đó giúp học sinh định hướng được phương pháp làm bài đúng và tốt hơn. 3. Giới hạn của sáng kiến 3.1Về đối tượng nghiên cứu - Các em học sinh khối 9 đang học văn nghị luận và chuẩn bị tham gia kì thi tuyển sinh trung học phổ thông tại trường trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, Nghệ An. - Tập trung vào học sinh lớp 9C, 9D ở trường trung học cơ sổ Nguyễn Trường Tộ, thành phố Vinh, Nghệ An. 3.2 Về thời gian, địa điểm - Áp dụng trong năm học 2020-2021 - Địa điểm tại trường trung học sơ sở Nguyễn Trường Tộ 3.3. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng và sử dụng hệ thống bảng kiểm trong dạy học phần làm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 9. NỘI DUNG 1. Cơ sở viết sáng kiến Cơ sở lý luận - Nâng cao chất lượng dạy học đã và đang là vấn đề bức thiết, được toàn xã hội quan tâm. Dạy và học phải đổi mới toàn diện: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện cùng các yêu cầu khác. Dạy học hiện nay là nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, gắn vận dụng. - Định hướng đổi mới theo quan niệm dạy học tiến bộ là: “Dạy cách học và học cách học”. Đúng như Luật Giáo dục, điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. 1.2 Cơ sở thực tiễn Làm văn nói chung và làm văn nghị luận nói riêng là một phần khó trong nhà trường phổ thông - một phần thực hành sáng tạo. Nhìn chung, dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn tích cực của giáo viên, học sinh bước đầu đã có những thành công nhất định. Thế nhưng thực tế cho thấy, làm văn nghị luận, nhiều học sinh lớp 9 vẫn còn tỏ ra khó khăn, lúng túng trong kiến thức và kĩ năng viết bài. Để tháo gỡ phần nào sự khó khăn, lúng túng ấy, tôi xin được đề xuất phương pháp sử dụng bảng kiểm và rubig đánh giá trong dạy học phần làm văn nghị luận Ngữ văn 9 để giáo viên có thể dễ dàng phát hiện khuyết điểm của học sinh, và để học sinh có thể tự rút ra kinh nghiệm trong quá trình làm bài văn nghị luận xã hội và văn học. 2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết - Có thể nói phân môn làm văn, đặc biệt là làm văn nghị luận là việc làm khó. Mặc dù học sinh khối 9 đã được học và làm văn nghị luận (cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học từ lớp 7 lên tới lớp 8, 9) nhưng dạng bài nghị luận nhiều, vấn đề nghị luận đa dạng, nhiều khía cạnh... nên học sinh vẫn còn kém trong kĩ năng làm bài. Hầu hết sau khi làm bài xong, học sinh sẽ có quan niệm: việc chấm bài, nhận xét bài và “lời phê của giáo viên” chính là bước cuối cùng, không phải nhiệm vụ của mình. Và cứ như thế, khi chấm hết câu văn cuối cùng là học sinh sẽ không còn suy nghĩ về bài làm cuả mình nữa. Tâm lý phó mặc sẽ khiến học sinh bị hạn chế trong việc sửa lỗi sai trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. - Nhiều giáo viên khi dạy học văn nghị luận vẫn hay lập dàn ý chi tiết cho học sinh học thuộc và “chép” lại y nguyên vào bài làm. Khiến cho bài làm không có cá tính và học sinh rất nhanh quên, thậm chí là không phát hiện ra được mình đã sai ở đâu, vì sao bài làm bị điểm kém, mình còn thiếu gì, tại sao lại viết như thế?... - Cần hướng dẫn học sinh tư duy theo hướng sau: + Định hướng cách làm bài + Định hướng cách tự đánh giá, rút kinh nghiệm trong bài làm theo một biểu mẫu chuẩn. Vì vậy, việc thiết kế và sử dụng bảng kiểm trong dạy học sinh cách đánh giá và tư duy cách làm văn nghị luận là có ý nghĩa thực tiễn. Dùng bảng kiểm để hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài viết của mình có thể thay thế được khâu chấm bài và chữa bài trên giấy cho học sinh của giáo viên. 3. Các biện pháp thực hiện - Bằng cách nào/làm như thế nào để giải quyết những nội dung cụ thể của sáng kiến cần giải quyết. -Yêu cầu cụ thể, rõ ràng, thực tế, khả thi; chỉ ra được cách thức (phương pháp) triển khai thực hiện giải quyết vấn đề; có sản phẩm minh chứng; điều kiện để thực hiện; chủ thể thực hiện). 3.1 Giới thiệu chung về bảng kiểm và rubic 3.2 Các bước xây dựng bảng kiểm và rubic 3.2.1 Cách thiết kế bảng kiểm và rubic Bước 1: Chọn tên cho bảng kiểm Bước 2: Phân tích các nhiệm vụ thành thao tác cụ thể Bước 3: Nêu ý nghĩa cảu mỗi thao tác Bước 4: Xác định tiêu chuẩn cần đạt của mỗi thao atcs 3.2.2 Cấu trúc của bảng kiểm Một bảng kiểm gốm 2 phần chính: + Phần 1: Phần đầu + Phần 2: Lập bảng 3.3 Sử dụng bảng kiểm và rubic để dạy học phần làm văn nghị luận 3.3.1 Chuẩn bị 3.3.2 Triển khai day học 3.3.2.1 Vận dụng bảng kiểm và rubic trong dạy học làm bài văn nghị luận - Vận dụng bảng kiểm trong dạy cách làm bài văn nghị luận - Vận dụng bảng kiểm và rubic để đánh giá sản phẩm học tập của học sinh 3.3.2.2 Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng kiểm và rubic để tự đánh giá sản phẩm học tập 4. Hiệu quả của sáng kiến 4.1 Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến - Bài dạy có sử dụng bảng kiểm và rubic phát triển được năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức tình huống có vấn đề trong bài làm của chính mình khi viết văn nghị luận. - Học sinh nắm được bố cục, cấu trúc của bài làm, không bị nhầm lẫn giữa các dạng bài nghị luận này với các bài nghị luận khác, tạo tiền đề cho các em thi tốt kì thi tuyển sinh trung học phổ thông năm 2021-2022. - Học sinh tự giác, độc lập tự chủ trong viết bài và kiểm tra lại bài viết tập làm văn của mình; sẵn sàng hợp tác với bạn bè và thầy cô để xử lý lỗi sai, khắc phục những hạn chế trong viết bài làm văn nghị luận. - Một vấn đề nghị luận quan trọng sẽ được đưa ra bàn bạc, đánh giá kĩ lưỡng nhiều lần hơn, giúp học sinh đi sâu vào kiến thức và kĩ năng làm bài. - Việc sử đụng bảng kiểm và rubic trong dạy học không chỉ áp dụng trong các tiết dạy làm văn nghị luận, mà còn có thể áp dụng trong các tiết dạy làm các kiểu bài văn khác như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh...; áp dụng cho các phân môn khác như Đọc văn bản, Tiếng Việt thậm chí là trong các môn học khác của các khối lớp khác nhau. 4.2 Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến 4.2.1 Đối với giáo viên - Có phương pháp dạy học mới phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học - Có thêm phương tiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 4.2.2 Đối với học sinh - Phát huy được tính chủ động, tích cực trong việc học tập - Khắc phục được những khó khăn thường mắc trong quá trình học tập - Tăng thêm cơ hội trao đổi, học tập với các bạn khác trong lớp. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống bảng kiểm, rubic trong dạy học phần làm văn nghị luận Ngữ văn 9 là sản phẩm của cá nhân đã đúc rú trong quá trình thục tế dạy học tại đơn vị công tác. - Sau khi áp dụng sáng kiến vào dạy học, thwucj tế đã thu được những kết quả khả thi. 2. Kiến nghị Áp dụng sáng kiến kinh nghiêm vào thực dạy trong đơn vị công tác và các đơn vị dạy học khác.
File đính kèm:
skkn_xay_dung_va_su_dung_he_thong_bang_kiem_rubic_trong_day.docx
SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bảng kiểm, rubic trong dạy học phần làm văn nghị luận Ngữ Văn 9 tạ.pdf