SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh Lớp 10

KT, ĐG kết quả học tập của HS là một trong sáu khâu của quá trình dạy học và cũng là một khâu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình này. Trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ 2011- 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: “Việc ĐG cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, hai là việc giảng dạy có thành công hay không, học viên có tiến bộ hay không”. Kết quả của KT, ĐG là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu KT, ĐG sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực. KT, ĐG đúng thực tế, chính xác và khách quan không chỉ tạo cơ sở để định hướng tốt nền giáo dục mà còn giúp HS tự tin, hăng say trong học tập. Như vậy, có thể thấy, KT, ĐG có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động KT, ĐG trong quá trình dạy và học tại các trường THPT lại chưa thực sự được chú ý tương xứng với vai trò của nó. Hầu hết, cả GV lẫn HS đều coi KT, ĐG chỉ đơn thuần là để cho điểm, xếp loại học tập. Kết quả thu được sau KT, ĐG chỉ là điểm số. Thêm vào đó là sự thiếu tính khách quan, thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động KT, ĐG cũng khiến hoạt động này không phát huy hết vai trò của nó gây ảnh hưởng không ít tới hiệu quả của việc dạy và học. Chính vì vậy cùng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức KT, ĐG trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay.

Hoạt động KT, ĐG cần phải được chuyển biến mạnh theo hướng: phát triển tính tích cực, tính sáng tạo của HS; khuyến khích HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, bộc lộ những cảm xúc và thái độ của bản thân trước những vấn đề thời sự của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nghĩa là KT, ĐG phải thoát khỏi quỹ đạo dạy và học thụ động để đi vào quỹ đạo dạy và học tích cực, chủ động, sáng tạo. Một trong những hướng phổ biến nhất của việc đổi mới khâu KT, ĐG là đổi mới hình thức KT từ TN tự luận (gọi tắt là tự luận) sang TN khách quan (gọi tắt là TN). Việc sử dụng TN trong KT, ĐG đã khắc phục được nhiều hạn chế của hình thức tự luận như: thiếu tính khách quan, độ bao phủ kiến thức hạn hẹp, mất nhiều công sức để chấm bài. Vì vậy hình thức KT, ĐG này ngày càng được áp dụng rộng rãi trong tất cả các môn học từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội.

Môn Ngữ văn với mục tiêu đặc thù là rèn luyện cho HS cách tư duy hình tượng nghệ thuật, thành thạo kĩ năng đọc - hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương thì hình thức TN trong KT, ĐG kết quả học tập của HS cũng đã được áp dụng tuy có phần dè dặt horn. Sử dụng hình thức TN trong bộ môn này đã khắc phục được yếu tố chủ quan, cảm tính trong khâu KT, ĐG vì thế mà phản ánh gần như chính xác tình hình học tập của HS. Cũng với hình thức KT, ĐG mới mẻ này, khâu chấm bài của GV sẽ trở nên nhẹ nhàng hon và đặc biệt là hình thức TN kích thích hứng thú làm bài của HS, thay đổi thái độ của HS đối với môn Ngữ văn. Song khi áp dụng hình thức TN trong KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của HS, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Và một trong những trở ngại lớn nhất là: Muốn có được những CH TN thực sự chất lượng để sử dụng như một bộ công cụ KT, ĐG thì người soạn không chỉ phải nắm vững kĩ thuật xây dựng CH TN mà còn mất rất nhiều thời gian, công sức. Bởi vậy, để tiết kiệm thời gian và công sức, nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng được ngân hàng CH TN phong phú, đủ tiêu chuẩn làm bộ công cụ ĐG kết quả học tập của HS.

CT Ngữ văn 10 chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Là CT đầu cấp THPT, CT Ngữ văn 10 không chỉ đảm bảo yêu cầu tiếp tục củng cố những đon vị kiến thức HS đã được học ở cấp THCS mà nó còn có mục tiêu: cung cấp thêm những kiến thức hoàn toàn mới, hình thành và rèn luyện cho HS những kĩ năng mới để HS có thể quen với cách học mới hoàn toàn khác với cách học trước. Bởi vậy CT Ngữ văn 10 giống như một chiếc cầu nối giúp các em HS không bị bỡ ngỡ khi bước từ cấp THCS sang cấp THPT. Những kiến thức, kĩ năng được hình thành từ CT Ngữ văn 10 sẽ theo HS trong suốt quá trình sau này. Nhận thức được vấn đề này, rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp đổi mới cách dạy và học môn Ngữ văn lớp 10. Trong đó đáng chú ý là các công trình đề xuất đổi mới hình thức KT, ĐG, chuyển dần từ hình thức tự luận truyền thống sang hình thức TN đã được nhiều GV và HS ủng hộ. Các công trình nghiên cứu: “Bài tập TN ngữ văn 10” của GS.TS Đỗ Ngọc Thống, “KT, ĐG thường xuyên và định kì môn Văn lớp 10" do GS.TS Lê A chủ biên, “Hướng dẫn KT, ĐG Ngữ văn 10" của Vũ Nho và Nguyễn Thúy Hồng thực sự là những công trình nghiên cứu công phu của những chuyên gia đầu ngành. Đó vừa là những gợi mở vừa là động lực để người viết đi sâu tìm hiểu hoạt động KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn lớp 10 bằng hình thức TN.

docx 36 trang Trang Lê 20/04/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh Lớp 10

SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh Lớp 10
oạn các CH TN theo từng đơn vị kiến thức, từng bài, từng chương trong chương trình Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn). Trong quá trình biên soạn luôn chú ý đối chiếu với các nguyên tắc khi xây dựng CH TN để có được những CH TN chất lượng.
Bước 4: KT, ĐG lại CH TN trong hệ thống theo các tiêu chuẩn. Loại bỏ những CH chưa đạt tiêu chuẩn.
Để KT, ĐG độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt của CH TN, người viết tiến hành thực nghiệm sự phạm trên những đối tượng HS khác nhau, địa bàn khác nhau. Kết quả thu được sau thực nghiệm sẽ là cơ sở để xem xét, ĐG, bổ sung và sửa chữa lại toàn bộ hệ thống CH TN trước khi đưa vào sử dụng như một bộ công cụ ĐG.
2. Phương pháp thực hành
Xác định số lượng và hình thức CH
về số lượng CH
Hệ thống CH TN được dùng để KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của HS lớp 10 (chương trình chuẩn) bao quát toàn bộ chương trình Ngữ văn 10. Tuy nhiên tùy theo phân phối chương trình, mục tiêu cần đạt về kiến thức kĩ năng của từng bài mà số lượng CH đối với từng bài là khác nhau. Cụ thể như sau:
* Phân môn Văn học: gồm có 3 nội dung kiến thức: lịch sử văn học, văn bản văn học và lí luận văn học.
Lịch sử văn học có 3 bài: Tổng quan văn học Việt Nam, Khái quát văn học dân gian Việt Nam và Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Nội dung kiến thức ba bài này khá nhiều, bởi thế số lượng CH TN cho từng bài của phần này cũng nhiều nhất: mỗi bài 20 CH TN. Trong 20 CH ấy có CH nhận biết KT những kiến thức đơn giản ở mức độ thấp như: nêu được khái niệm các bộ phận văn học, nhớ được các đặc điểm của giai đoạn văn học,...; có CH thông hiểu KT sự nhận thức của HS về các vấn đề sâu đến đâu, như so sánh được sự khác nhau cơ bản giữa các thể loại của văn học dân gian, nắm rõ được biểu hiện của các đặc điểm của văn học trung đại,...; có CH vận dụng để rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào khai thác, phân tích một ngữ liệu cụ thể của HS. Số CH cho các bài lịch sử văn học là 60 câu.
Phần văn bản văn học là phần chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình Ngữ văn 10. Với mỗi một văn bản văn học, người viết thường biên soạn 10 CH TN. Một số văn bản, nội dung kiến thức khá đơn giản như: “Ca dao hài hước”, “Hiền tài là nguyên khí của quốc già’”,... người viết chỉ biên soạn 5 CH cho mỗi bài. So với phần lịch sử văn học, thì loại CH vận dụng ở các bài văn bản văn học có phần hạn chế hơn. Thay vào đó, người viết tận dụng tối đa các CH thông hiểu để KT khả năng đọc hiểu của HS. CH nhận biết cũng được sử dụng nhưng không nhiều nhằm KT sự ghi nhớ của HS về các khái niệm, thông tin thời gian ra đời, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm,... Số CH cho phần này là: 215 CH.
Lí luận văn học là phần kiến thức khá trừu tượng đối với HS và chiếm thời lượng không nhiều trong chương trình Ngữ văn. Với phần này, người viết biên soạn CH nhằm bước đầu củng cố những kiến thức lí luận văn học mà HS mới bắt đầu làm quen. Số CH cho đơn vị kiến thức này là: 15 CH.
Phân môn Tiếng Việt:
Số lượng bài Tiếng Việt trong CT lớp 10 không quá nhiều như ở chương trình THCS. Chỉ có một số đơn vị kiến thức là kiến thức mới, còn lại hầu như đều là sự ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ năng thực hành những kiến thức đã được học ở cấp THCS. Mỗi một bài Tiếng Việt, người viết biên soạn 10 CH, trong đó tận dụng tối đa các kiểu CH, đặc biệt là kiểu CH vận dụng. Kiểu CH nhận biết được sử dụng để tái hiện kiến thức cho HS, còn CH thông hiểu giúp HS có thể nắm vấn đề một cách sâu sắc nhất. Riêng bài “ Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếr do kiến thức khá đơn giản nên người viết chỉ biên soạn 5 CH. Số CH cho phân môn Tiếng Việt là 75 CH.
Phân môn Làm văn:
So với phân môn Văn bản văn học và phân môn Tiếng Việt thì việc sử dụng hình thức TN vào trong KT, ĐG kết quả học tập của HS có phần hạn chế hơn bởi: mục tiêu quan trọng nhất của phần Làm văn là rèn cho HS kĩ năng diễn đạt và tạo lập văn bản. Muốn ĐG được kĩ năng diễn đạt và tạo lập văn bản của HS thì hình thức KT hiệu quả nhất phải là hình thức tự luận. Nói như thế không có nghĩa là không sử dụng được hình thức TN vào trong KT, ĐG kết quả học tập phân môn này của HS. Hình thức TN tuy không KT được năng lực diễn đạt cũng như năng lực tạo lập văn bản của HS, nhưng hoàn toàn có thể sử dụng để KT những kiến thức lí thuyết của phân môn Làm văn. Bởi vậy, với phân môn Làm văn, người viết không biên soạn CH cho từng bài học riêng lẻ mà chia nhóm đơn vị kiến thức để giải quyết. Trong CT của phân môn Làm văn 10, có 3 nhóm bài: nhóm bài về văn bản thuyết minh, nhóm bài về văn bản tự sự và nhóm bài về văn bản nghị luận, mỗi nhóm bài người viết biên soạn 10 CH. Ngoài ra, các bài “Trình bày một vấn đề””, “Viết quảng cáo” mỗi bài người viết biên soạn 5 CH. Tổng cộng có 45 CH cho phân môn Làm văn.
Như vậy, hệ thống CH TN để KT, ĐG kết quả học tập môn Ngữ văn của HS lớp 10 tổng cộng có 420 CH. Qua quá trình thực nghiệm, KT, ĐG chất lượng, 420 CH này đã được sửa chữa, bổ sung nhiều lần và hoàn toàn có thể sử dụng như một bộ công cụ ĐG tin cậy trong quá trình dạy học.
về hình thức CH
Để xây dựng thành công bộ CH TN để KT, ĐG kết quả học tập Ngữ văn của HS lớp 10, chúng tôi sử dụng 4 loại CH khách quan phổ biến: CH nhiều lựa chọn, CH ghép đôi, CH đúng sai, CH điền khuyết. Trong đó, CH lựa chọn là loại CH có nhiều ưu điểm nhất, vì vậy, số lượng CH loại này được sử dụng là lớn nhất. Phần phương án nhiễu của những CH nhiều lựa chọn được xây dựng dựa trên những sai lầm về nhận thức của HS mà trong quá trình giảng dạy, người viết thu nhận được. Loại CH ghép đôi là loại CH có khả năng bao quát kiến thức, vì vậy, được sử dụng nhiều nhất trong đơn vị kiến thức phần lịch sử văn học. Loại CH Đúng - Sai và loại CH điền khuyết là hai loại CH người viết hạn chế sử dụng hơn vì những hạn chế nêu trên.
2.2 Xây dựng bảng ma trận hai chiều
2.2.1. Phân môn Văn học
STT
Tên bài
CH nhận biết
CH thông hiểu
CH vận dụng
Tổng số
1
Tổng quan văn học Việt Nam
6
12
2
20
2
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
5
11
4
20
3
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
4
11
5
20
4
Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
2
7
1
10
5
Truyện An Dương Vương và Mị Châu -
Trọng Thủy
2
7
1
10
6
Uy-lit-xơ trở về ( trích Ô-đi-xê - sử thi Hi
Lạp)
1
8
1
10
7
Tấm Cám
1
8
1
10
8
Tam đại con gà
1
3
1
5
9
Nhưng nó phải bằng hai mày
1
3
1
5
10
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Bài 1, bài 4 và bài 6)
3
10
2
15
11
Ca dao hài hước (Bài ca dao số 1 và số 2)
1
3
1
5
12
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
2
5
3
10
13
Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
1
8
1
10
14
Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi)
2
7
1
10
15
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
1
8
1
10
16
Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
1
8
1
10
17
Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch)
1
8
1
10
18
Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
1
8
1
10
19
Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
1
8
1
10
20
Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
2
12
1
15
21
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)
1
3
1
5
22
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích “Truyền kì mạn lục”” - Nguyễn Dữ)
2
7
1
10
23
Hồi trống Cổ Thành ( Trích “Tam quốc diễn nghĩa”” - La Quán Trung)
2
7
1
10
24
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích “Chinh phụ ngâm”” - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
2
7
1
10
25
Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
2
7
1
10
26
Trao duyên (Trích “Truyện Kiều”” - Nguyễn Du)
1
8
1
10
27
Chí khí anh hùng (Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
1
3
1
5
28
Văn bản văn học
3
3
2
8
29
Nội dung và hình thức của văn bản văn học.
3
2
2
7

TỔNG
56
202
42
300

2.2.2. Phân môn Tiếng Việt
PHẦN TIẾNG VIỆT
STT
Tên bài
CH nhận biết
CH thông hiểu
CH vận dụng
Tổng
1
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1
4
5
10
2
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
1
3
1
5
3
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1
4
5
10
4
Thực hành về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
1
3
6
10
5
Khái quát lịch sử Tiếng Việt
1
6
3
10
6
Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt
1
3
6
10
7
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
1
4
5
10
8
Thực hành về phép tu từ: phép điệp và phép đối
1
3
6
10

TỔNG
8
32
40
75

2.2.3. Phân môn Làm văn
PHẦN TẬP LÀM VĂN
STT
Tên bài
CH nhận biết
CH thông hiểu
CH vận dụng
Tổng
1
Văn bản
1
3
1
5
2
Nhóm bài về văn bản tự sự
3
6
1
10
3
Trình bày một vấn đề
3
2
0
5
4
Nhóm bài về văn thuyết minh
3
6
1
10
5
Nhóm bài về văn nghị luận
1
6
3
10
6
Viết quảng cáo
2
3
0
5
TỔNG
14
28
8
45
Nội dung CH
A - Phân môn Văn học
Với mỗi CH nhiều lựa chọn và CH Đúng - Sai, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng hoặc đúng nhất:
Câu 1: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào đúng?
Văn học Việt Nam được hợp thành bởi hai bộ phận văn học: văn học truyền miệng và văn học dân gian.
Văn học Việt Nam được hợp thành bởi hai bộ phận văn học: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học Việt Nam được hợp thành bởi hai bộ phận văn học: văn học bình dân và văn học bác học.
Văn học Việt Nam được hợp thành bởi hai bộ phận văn học: văn học chữ Nôm và văn học chữ Hán.
Câu 2: Sự khác nhau cơ bản nhất giữa hai bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam là gì?
Văn học dân gian là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động còn văn học viết là những sáng tác của các trí thức.
Văn học dân gian có nhiều thể loại khác với văn học viết.
Văn học dân gian được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng còn văn học viết được lưu truyền bằng chữ viết.
Văn học dân gian không mang dấu ấn cá nhân của tác giả còn văn học viết mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.
Câu 3: Nhận định dưới đây đúng hay sai?
Văn học dân gian ra đời trước khi có chữ viết, tồn tại và phát triển thông qua phương thức truyền miệng, tạo nền tảng cơ sở cho văn học viết và kết thúc khi văn học viết ra đời.
Đúng
Sai
Câu 4: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
Văn học Việt Nam từ xưa tới nay cơ bản sử dụng ba loại chữ viết, đó là:... - thứ chữ vay mượn của người Trung Quốc, nhưng đọc theo cách đọc của người Việt,... - thứ chữ viết cổ do người Việt tự sáng tạo ra vào thế kỉ XIII, và... - thứ chữ ra đời vào đầu thế kỉ XX dựa trên bộ chữ cái la tinh.
Câu 5: Dòng nào nêu đúng nhất các thể loại của văn học dân gian?
Thần thoại, tiểu thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn.
Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, sử thi.
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn.
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, kí sự.
Câu 6: Nói tới văn học Việt Nam là nói tới văn học của người Kinh, văn học của dân tộc thiểu số hầu như không có giá trị gì, đúng hay sai?
Đúng
Sai
Câu 7: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam được chia thành mấy thời kì? Đó là những thời kì nào?
Hai thời kì, đó là	
Ba thời kì, đó là...
Bốn thời kì, đó là...
Năm thời kì, đó là...
Câu 8: Văn học viết Việt Nam chính thức bắt đầu từ khi nào?
Từ thế kỉ X, khi dân tộc Việt Nam lật đổ ách đô hộ phương Bắc và giành được độc lập chủ quyền.
Từ đầu Công nguyên, khi dân tộc Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với chữ Hán.
Từ khi văn học dân gian kết thúc và chữ viết bắt đầu xuất hiện.
Từ đầu thế kỉ XX, khi chữ quốc ngữ bắt đầu xuất hiện.
Câu 9: Văn học trung đại được hợp thành bởi hai thành phần văn học nào dưới đây?
Văn học bình dân và văn học bác học.
Văn học chữ Hán và văn học chữ quốc ngữ.
Văn học chữ Nôm và văn học chữ quốc ngữ.
Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
Câu 10: Nhận định dưới đây đúng hay sai?
Một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX là sự thay đổi quan niệm về văn chương của các nhà văn nhà thơ, coi viết văn làm thơ cũng là một nghề để kiếm sống.
Đúng.
Sai.
Câu 11: Dòng nào dưới đây nói đúng đặc điểm về thi pháp của văn học hiện đại?
Đội ngũ nhà thơ, nhà văn được đào tạo chuyên nghiệp.
Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Coi trọng, đề cao tiếng nói của cái Tôi cá nhân.
Xuất hiện rất nhiều thể loại văn học mới mẻ: kịch, thơ mới, tiểu thuyết,... Câu 12: Sự khác biệt cơ bản nhất giữa thi pháp của văn học trung đại và thi pháp của văn học hiện đại là gì?
Văn học trung đại thường thường hướng ngoại còn văn học hiện đại thường hướng nội.
Văn học trung đại thường mang tính ước lệ tượng trưng còn văn học hiện đại lại thiên về tả thực.
Văn học trung đại thường coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp còn văn học hiện đại lại coi con người là chuẩn mực của cái đẹp.
Văn học trung đại sử dụng chữ Hán và chữ Nôm để sáng tác, văn học hiện đại sử dụng chữ quốc ngữ để sáng tác.
Câu 13: Cách so sánh trong câu thơ của Xuân Diệu:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là biểu hiện cho đặc điểm nào trong quan điểm thẩm mĩ của văn học hiện đại?
Văn học hiện đại in đậm dấu ấn phong cách tác giả.
Văn học hiện đại coi con người là chuẩn mực của cái đẹp.
Văn học hiện đại hướng tới vẻ đẹp phồn thực của thiên nhiên.
Văn học hiện đại sử dụng bút pháp tả thực là chủ yếu.
Câu 14: Nối mỗi nội dung cột A với một nội dung cột B sao cho phù hợp để tạo
thành câu có ý nghĩa đúng và trọn vẹn:
Cột A
Cột B
1. Tình yêu thiên nhiên trong văn học dân gian
A. thể hiện qua niềm say mê hứng thú của người sáng tạo khi vẽ lên được những bức tranh thiên nhiên tuyệt.
2. Tình yêu thiên nhiên trong văn học trung đại
B. thể hiện qua tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với những bức tranh thiên nhiên gần gũi, thân thuộc nơi xóm làng ở những vùng miền khác nhau.
3. Tình yêu thiên nhiên trong văn học hiện đại
C. mang màu sắc đặc trưng riêng biệt, bị chi phối bởi các tư tưởng đạo đức của người sáng tạo

D. gắn với tình yêu đời, yêu cuộc sống và đặc biệt là cả với tình yêu đôi lứa.

Câu 15: Hình ảnh thiên nhiên trong văn học trung đại có điều gì đặc biệt?
Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.
Thiên nhiên nên thơ, trữ tình.
Thiên nhiên gần gũi, mộc mạc.
Thiên nhiên ước lệ, tượng trưng.
Câu 16: Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện cho tư tưởng của con người Việt Nam trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc?
Tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Khát mong về một xã hội công bằng, không có người áp bức người.
Yêu quê hương, xóm làng, gắn bó máu thịt với nơi chôn rau cắt rốn.
Căm thù giặc và ý chí quyết tâm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 17: Câu thơ của Nguyễn Trãi:
“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”
đã thể hiện con người Việt Nam trong mối quan hệ nào?
Mối quan hệ với tự nhiên.
Mối quan hệ với quốc gia dân tộc.
Mối quan hệ với xã hội.
Mối quan hệ với ý thức bản thân.
Câu 18: Dòng nào dưới đây không nói về mối quan hệ giữa con người với xã hội trong văn học?
“Tấm Cám”” gửi gắm ước mơ về một xã hội công bằng với quy luật: “Ở hiền gặp lành””, “Ác giả ác báo””.
“Truyện Kiều”(Nguyễn Du) lên án tố cáo gay gắt xã hội đồng tiền vô nhân tính đã vùi dập số phận con người xuống bùn đen nhơ nhuốc.
“Chí Phèo”” (Nam Cao) miêu tả quá trình nhân cách con người lương thiện bị lưu manh hóa bởi những tên địa chủ và chế độ nhà tù thực dân.
“Bình Ngô đại cáo”” của Nguyễn Trãi là một bản tuyên ngôn độc lập hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Câu 19: Trong mối quan hệ với ý thức bản thân, các tác phẩm văn học Việt Nam dạy cho con người biết xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, đúng hay sai?
Đúng.
Sai.
Câu 20: Điền vào chỗ trống A, B, để hoàn thành sơ đồ dưới đây:

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_va_su_dung_he_thong_cau_hoi_trac_nghiem_de_kie.docx
  • pdfSKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn ngữ.pdf